Ngày tàn của băng đảng xã hội đen Nhật Bản

Ngày tàn của băng đảng xã hội đen Nhật Bản - 1

Số lượng thành viên Yakuza Nhật ngày càng giảm sút.

Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), Yasumasa Aoki không tự hào với quá khứ của mình. Ông từng là thành viên thân tín của băng đảng yakuza khét tiếng Inagawa-kai cho đến khi phải ngồi tù hơn một thập kỷ.

Trả giá bằng bản án tù 15 năm, Aoki dường như muốn chôn chặt quá khứ và giúp đỡ những người khác hoàn lương.

Giúp người khác hoàn lương

“Tôi gia nhập băng đảng xã hội đen từ khi còn thiếu niên. Trong suốt 15 năm bị giam giữ, tôi không còn muốn ở trong hàng ngũ Yakuza”, Aoki nói.

Vài năm trước, Aoki thành lập Olive House, văn phòng trợ giúp cho những người gặp rắc rối với chính quyền. Tọa lạc ở thành phố Kumamoto, văn phòng luôn mở cửa chào đón những tay “đầu trộm đuôi cướp” có quyết tâm từ bỏ cuộc đời tội phạm.

“Nhiều người bị kết án tù, nhưng lại thấy mất phương hướng khi được trả tự do. Điều đó vô tình khiến họ dễ sa ngã, phạm tội trở lại”, Aoki nói trên tạp chí This Week in Asia của SCMP.

“Tôi muốn giúp đỡ họ. Đó có thể không phải là nơi đủ an toàn để họ ở lại lâu dài, nhưng cơ sở vật chất ở đây có thể đảm bảo cho họ cuộc sống yên ổn”, ông Aoki nói.

Ngày tàn của băng đảng xã hội đen Nhật Bản - 2

Một thành viên băng đảng tội phạm Nhật đeo ngón tay giả.

Đây được coi là quyết định dũng cảm và có phần liều lĩnh của Aoki. Bởi người lôi kéo các thành viên rời bỏ băng đảng sẽ bị trả thù. Thành viên bất tín cũng phải chịu hình phạt như cắt ngón tay hay thậm chí bị đánh đập tới chết, theo SCMP.

Được thành lập từ năm 1949 ở thị trấn vùng biển Atami, băng đảng Inagawa-kai phát triển nhanh chóng, kiểm soát các ngành nghề nhạy cảm trong khu vực. Thành viên của Inagawa-kai kiếm sống chủ yếu từ các hoạt động phi pháp như cờ bạc, ma túy, tống tiền và mại dâm.

Inagawa-kai không ngần ngại đối đầu với các đối thủ để tranh giành địa bàn, gây ra vô số cuộc đụng độ đẫm máu. Nhưng đến nay, băng đảng này chỉ còn không đến 2.000 người.

Ngày tàn 

Ngày tàn của băng đảng xã hội đen Nhật Bản - 3

Cảnh sát Thái Lan bắt giữ ông trùm mafia Nhật.

Nhận tài trợ từ các tổ chức tôn giáo và chính phủ, Olive House đã giúp được 71 người, bao gồm cả những người bị kết án treo và thành viên của các băng nhóm tội phạm. Ngoài việc cung cấp nơi cư trú trong 6 tháng, Aoki còn giúp họ kiếm việc làm.

Mọi chuyện khởi đầu không hề suôn sẻ, Aoki thừa nhận rằng 10% số người đến đây đã quay trở lại con đường phạm tội. Trong bối cảnh chính quyền Nhật Bản mở cuộc truy quét hoạt động của thế giới ngầm, Aoki tin rằng nỗ lực của mình sẽ hỗ trợ đắc lực cho cảnh sát.

“Cảnh sát đang siết chặt và truy quét các băng đảng tội phạm. Ngày càng ít người có thể sống được trong thế ngầm”, Aoki nói. “Rồi sẽ đến lúc các băng đảng này không thể tiếp tục tồn tại”.

Theo thống kê của cơ quan cảnh sát quốc gia Nhật Bản, số lượng băng đảng Yakuza liên tục giảm trong suốt 13 năm qua và hiện ở mức thấp kỷ lục, chỉ còn khoảng 34.500. So với năm 1964, con số này ở mức 184.000.

Cảnh sát Nhật cho biết, các Yakuza có liên quan 17.737 vụ án hình sự vào năm 2017, trong đó có 4.693 vụ liên quan đến ma túy, 2.095 vụ tra tấn, giết người và 1.874 vụ trộm cắp. Các điều luật mới như yêu cầu thủ lĩnh các băng đảng phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu thành viên có hành vi phạm tội, tác động mạnh đến hoạt động của các Yakuza.

Ngày tàn của băng đảng xã hội đen Nhật Bản - 4

Thế vận hội mùa hè có thể là thời điểm cuối cùng mafia Nhật còn hoạt động.

Người dân Nhật Bản ngày càng thể hiện rõ quan điểm phản đối Yakuza. Họ không muốn các băng đảng mở văn phòng ở các khu dân cư, với lý do ảnh hưởng tới đời sống cộng đồng.

Chính quyền địa phương cũng có những hành động cụ thể, nhằm giảm liên kết giữa các băng đảng và thành viên.

Hồi tháng 2, nhà chức trách tỉnh Fukouka  đã thiết lập chương trình hỗ trợ tài chính cho các thành viên băng đảng bị bỏ rơi hoặc muốn hoàn lương. Chính quyền tỉnh Fukouka cam kết dành 4,2 triệu yên (gần 39.000 USD) trong ngân sách hàng năm, chi trả cho các dịch vụ ăn ở, đi lại, để các thành viên Yakuza tìm việc làm mới.

“Những tên côn đồ ở Fukouka và phía bắc Kuyshu rất liều lĩnh. Chính quyền địa phương vẫn treo thưởng 1.000 USD cho những ai tự nguyện giao nộp lựu đạn. Tôi không ngạc nhiên khi sáng kiến này giúp làm giảm số lượng băng nhóm xã hội đen”, Jake Adelstein, phóng viên Mỹ nói.

Adelstein nói anh tin rằng các băng đảng tội phạm vẫn sẽ hoạt động cầm chừng đến năm 2020, đó là thời điểm Thế vận Hội mùa hè diễn ra ở Tokyo. Đây sẽ là khoảng thời gian nhạy cảm quyết định sự tồn tại của Yakuza.

THE FAKE MONK OF BAC NINH PROVINCE

We have denounced this lustful monk Thich Tam Khoi many times, and now he continues to be a DRAWING, so we have pursued him again.

By nature he is an insatiable lust, he has sex with countless female Buddhists and has a very lavish and happy life of material enjoyment.

Food is full, cars ride during the day and then ride Buddhist women every night. He was famous as a hot boy temple teacher, but many northern girls wished to be “transmitted” by the teacher.

Therefore, he often throws his robes in the trash, but wears branded t-shirts and jeans to go out with a bunch of female sluts with male mouths.

After being “transmitted” by the teacher, the slaves became very aggressive daggers. They often pull here to cover and defend the venerable monk, who specializes in using condoms, which we denounce endlessly.

()()()

VIETNAM FREEDOM POTENTIAL ASSOCIATION

Lâm Già

Ngô Thế Lâm 

Cu Nên, Dung Hà, Lâm Già, cái trục tội ác này đã khiến tình hình an ninh trật tự ở Hải Phòng những năm đầu thập niên 90 vô cùng phức tạp và lực lượng công an bó tay.  Trong khi Dung Hà là người khôn ngoan, xảo quyệt ẩn mình để thống lĩnh du đãng bằng mưu mẹo, thì Cu Nên và Lâm Già lại thích đình đám, dùng vũ lực để thực hiện ý đồ bành trướng của mình. 

Một rừng không thể có hai cọp dữ, thế nên Cu Nên và Lâm Già thường xuyên đụng độ bất phân thắng bại với nhau trên giang hồ và nhiều phen Dung Hà phải ra tay dàn xếp thì mọi việc mới yên. Kẻ tám lạng người nửa cân và cùng bị du đãng liệt vào dạng đầu đất, võ biền như nhau nhưng nhìn lại thì so với Cu Nên, Lâm Già vẫn hơn hẳn một cái đầu, bởi hắn đã khôn ngoan lấy tội phạm để làm kinh tế và ngược lại, lấy kinh tế để nuôi tội phạm.

Từ Lính Mổ Thành Trùm Tội Phạm

Lâm Già tên đầy đủ là Ngô Thế Lâm, sinh năm 1956, nhà ở 251 phố Lê Lợi. Trước đây, khi chưa có tiếng tăm gì, mọi người gọi hắn là Lâm Phụ Tùng, bởi hắn kiếm ăn chủ yếu bằng nghề móc túi và đặc biệt là nghề chôm chỉa xe máy, tháo bán phụ tùng. Về tài đạo chích của Lâm thì dân du đãng ở Hải Phòng bây giờ vẫn còn kính nể.  Đối với Lâm Già thì không một loại khoá nào được gọi là an toàn.

Thế nên, đã để mắt đến chiếc xe nào thì chỉ trong nháy mắt, chiếc xe đó đã biến mất như là có cánh.   Mỗi phi vụ mổ xe, Lâm Già thường khôn ngoan găm chiếc xe đó ở một nơi bí mật, rồi cứ tháo dần phụ tùng đem bán cho các cửa hiệu sửa chữa xe máy quen biết ở trong thành phố.  Sau này, khát tiền, không chơi trò bán phụ tùng nữa, hắn làm biển số giả, rồi đục lại số khung số máy đem bán cả chiếc ra ngoài các tỉnh lân cận.

Chính trò này đã khiến Lâm Già một lần phải sa vào vòng lao lý, hắn bị công an Hà Bắc bắt cùng với chiếc xe vừa ăn cắp được. Ra trại, năm 1990, Lâm về cảng cá Máy Trai làm nghề bốc vác.  Và, chính tại cảng cá này, tên tuổi Lâm đã nổi như cồn và hắn đã thu nạp được rất nhiều đệ tử.  Không như Cu Nên hay bất cứ tay đầu gấu chính hiệu nào, bởi cho đến bây giờ, dân du đãng Hải Phòng vẫn khẳng định, Lâm là một thằng nhát hơn thỏ đế.

Dáng người lẻo khẻo, đánh đấm không phải là thế mạnh của y.   Lâm có may mắn là đã gặp rồi rất thân thiết với một ông chủ của tổ hợp đánh bắt cá ở mãi trong Bình Định.  Chính nhờ mối quan hệ ấy mà mỗi lần đánh bắt về, Lâm được ông ưu tiên giao cho việc tìm người khuân vác hàng cũng như tìm mối tiêu thụ.

Nhờ đó mà tất cả những tay bốc vác ở cảng cá muốn có việc làm đều phải cầu cạnh y và cũng nhờ đó Lâm giàu lên nhanh chóng. Có tiền, hắn tỏ ra nghĩa hiệp, thỉnh thoảng xoè ra để cứu giúp người này, kẻ nọ đang lâm vào cảnh khốn khó, nguy nan.  Thế nên, chẳng phải chào mời, nhiều tay bốc vác tiền án, tiền sự, nhiều hơn tiền mặt đã nguyện theo Lâm. Thành ông chủ, Lâm đã đoạn tuyệt với cái biệt hiệu phụ tùng và giang hồ bắt đầu gọi hắn là Lâm Già, cái tên bắt nguồn từ chính vóc dáng già nua của hắn.

Sinh năm 1956 nhưng trông Lâm lúc nào cũng lọm khọm như một nông dân lam lũ.  Mặt Lâm thì chảy xệ, bèo nhèo, dúm dó.  Bộ mặt ấy sẽ hợp hơn nếu hắn là một ông lão tuổi đã lục tuần.

Có tiền, có đàn em, vẫn tiếp tục cai quản quân bốc vác ở cảng cá nhưng với con mắt nhìn xa trông rộng, năm 1992, Lâm Già nhoai về thành phố đứng ra thành lập tổ xích lô du lịch.  Đây là tổ xích lô chuyên chở khách Tây và kiêm luôn việc phục vụ đám cưới, đám hỏi đầu tiên ở Hải Phòng.   Đã có lúc tổ xích lô này lên tới cả trăm chiếc và tất cả các khách sạn trong thành phố đều được Lâm bao thầu việc chở khách đi viếng thăm, dã ngoại.

Không dừng lại ở đó, Lâm tiếp tục vươn vòi bạch tuộc vào lãnh vực chăn nuôi và kinh doanh nhà hàng.  Y đấu thầu rất nhiều hồ thả cá quanh thành phố và hồ đào Lạch Tray, sào huyệt của Lâm cũng nằm trong những gói thầu trên.

Tại hồ đào này, Lâm đã cho thiết kế xây dựng rất công phu và đầy bí hiểm.  Phía trên là bãi đỗ xe, nhà hàng còn phía dưới là một dãy hàng chục quán gỏi dựng chênh vênh trên mặt nước và được nối với nhau bởi một cây cầu độc đạo.  Mỗi quán được trang trí đầy đủ rèm che và giàn đèn thì luôn mờ ảo.  Vào ban ngày ban mặt mà cứ lọ mọ như ở ban đêm.

Nhiều khách không quen bước chân vào trong những quán gỏi đó thấy ớn nổi da gà.  Tuy cho rằng, việc Lâm Già làm kinh tế chỉ là một chiêu để che mắt thiên hạ, thậm chí rửa tiền, nhưng phải thừa nhận Lâm Già có óc kinh doanh.

Tất nhiên, để có được sự xuôi chèo mát mái đó Lâm Già hoàn toàn phải hối lộ công an và đám đàn em ngỗ ngược của mình. Gặp trở ngại, thương lượng không được là ngay lập tức Lâm dùng luật rừng để giải quyết.  Ngay đội xích lô, thấy Lâm ăn giàu có, nhiều người có tiền cũng định nhảy vào, nhưng chỉ được một thời gian ngắn là phải giải tán bởi nhiều nguyên do mà tất cả những nguyên do ấy đều có bàn tay Lâm Già đạo diễn.

Giải Xui, Thêm Họa


Đang lúc gay go, rối tung rối mù mọi thứ thì nhà Lâm lại bị đàn em Cu Nên xả súng làm Long Xẹo, đệ tử ruột của y bị thương rất nặng.  Du đãng Hải Phòng đồn rằng, ngay sau đêm bị tập kích đó, điều tra, biết là do Cu Nên làm, Lâm Già đã cho đàn em đến tận nhà đáp trả bằng cả băng AK, đồng thời triệu tập đệ tử để ăn thua tới cùng với Nên và đồng bọn.  Về lực lượng, Lâm Già chẳng ngại gì Nên, thậm chí đàn em của y còn mạnh hơn Nên rất nhiều.

Tứ phía đều bị công kích, quán xá thì tự nhiên vắng khách lạ lùng, Lâm Già đâm cáu bẳn, bần thần dù đám đàn em thân tín đã bày mọi cách để mua vui. Tối ngày 9-4-1995, sau một chầu nhậu bê bết cùng đám đàn em, về đến quán gỏi ở hồ đào Lạch Tray dù cũng đã quá nửa đêm, nhưng y không sao chợp mắt.

Thấy đại ca mặt mày ủ rũ, thất thần, Nguyễn Đức Hoà tức Hiệp, một đệ tử thân tín của Lâm sà đến, dốc bầu tâm sự. 
– Dạo này xui quá anh ạ! Làm ăn thì chẳng ra sao mà đi đến đâu cũng nghe mọi người nói công an sắp sờ gáy bọn mình.  Em cũng thấy ớn lắm, anh ạ!
– Biết rồi, việc ấy chú mày cứ để anh lo!  Lâm Già vừa nằm vừa thủng thẳng đáp lời thằng đàn em.  
– Hay đại ca giải đen đi, xem tình hình có khá lên không?
– Anh mày đã ngán tận cổ cái món cầy tơ rồi chú ạ!  Ngán lắm, vậy mà cũng chẳng giải quyết gì!   
– Món đó ngán là phải, anh có coi phim chưởng không, em thấy trong phim, người ta giải đen bằng gái tơ đấy, hiệu nghiệm lắm!

Nghe đến đây, Lâm Già ngồi bật dậy, mắt sáng như vớ được vàng. Biết mình đã gãi đúng chỗ ngứa của bề trên, Hoà cười rinh rích.  
– Đêm hôm thế này thì tìm đâu ra gái tơ mà chú mày nhiều chuyện. Thôi, chú để anh yên!  
– Ối giời, anh khinh thằng em này quá, thằng em đã nói vậy thì phải bố trí được cho anh chứ!

Nói rồi Hoà khoe, bên nhà lán cây cảnh nhà bà Trần Thị Lan ở ngay gần đó có ba cô giúp việc mới đến, trong đó cháu Phạm Thị H., cháu bà Lan ở Ninh Bình ra, mới vừa 14 tuổi, là người mà y đã để ý để dâng cho đàn anh từ mấy hôm trước. “Hay, chú sang đấy bắt một đứa về đây để anh làm thịt xem sao.  Đen đủi quá!”

Lâm Già vỗ đùi khen sự thông minh, lanh lẹ của thằng đàn em.  Được lời khen ngợi của bề trên, Hoà cười tít mắt và ngay lập tức y rủ thêm Dương Đình Cường tức Cường Cá vội vàng lồng sang lán cây cảnh của bà Lan.  Đêm đó, bà Lan ngủ ở nhà, ngoài lán chỉ có 3 cô giúp việc.  Hoà, Cường Cá cầm đèn pin ập đến, dọi vào mặt đánh thức tất cả dậy.  “Dậy ngay, có lệnh kiểm tra giấy tờ đây!”   Vừa quát, Hoà vừa túm chăn, giật ngược.  Tỉnh dậy, thấy Hoà, Cường đang sằng sặc cười khả ố, biết là đã có chuyện chẳng lành, hai cô Bùi Thị V., Dương Thị H. vội ù té chạy sang khách sạn Bông Sen ở ngay gần đó.  Cháu H thì lớ ngớ nên đã không thể thoát thân.  Lôi H sang quán gỏi, bàn giao cho đại ca xong, Cường Cá và Hoà lên xe máy phóng đi.

Trong quán, chỉ còn Lâm Già với cháu H và y đã phạm hành vi đồi bại mặc với cháu H chỉ đáng tuổi con y.

Cứu Chúa Bất Thành

Chuyện giải xui đồi bại của Lâm Già nhanh chóng vỡ lở.  Sợ bà Lan tố cáo tội ác của mình, ngay sáng hôm sau, một đàn em của Lâm Già đã bày mưu để y thoát tội.  Một mặt, Lâm Già cho người đến xin thương lượng với vợ chồng bà Lan là Lâm sẵn sàng bồi thường tiền, vàng bao nhiêu tuỳ ý.

Cùng lúc đó, tại lán bảo vệ quán gỏi, Lâm cho người trói Nguyễn Đức Hoà bằng sợi dây thép, rồi vờ liên tiếp tra tấn Hoà, để tung tin, chính Hoà chứ không phải y làm trò đồi bại tối qua.  Cứ mỗi lần có khách đến, Lâm lại sai người ra vừa đánh Hoà vừa chửi: “Anh Lâm dạy mày thế nào mà mày lại dám làm cái việc bôi tro trát chấu thế hả! Mày làm mất mặt đại ca! Mày phải đền tội!”  Cứ sau mỗi câu chửi là Hoà lại nhận cả sê-ri những cú đấm đá… như trời giáng.  Y luôn mồm kêu gào: Em biết tội rồi, đại ca tha cho em. Bắt em đi tù em cũng chịu.  Đại ca tha cho em!”

Thế nhưng, quá căm phẫn trò đồi bại của Lâm, càng căm phẫn hơn khi thấy hắn trơ trẽn dùng tiền và màn kịch vụng về để che mắt, bịt miệng mình, bà Lan vẫn khăng khăng quyết định tố cáo tội ác của Lâm.  Thấy thương lượng bằng tình cảm”không xong, Lâm Già tức giận quyết định dùng trò đao búa du đãng.  Một tuần sau, sáng 17-4-1995, khi bà Lan đang ngồi nhặt rau ở trước cửa hàng, bỗng có 4-5 tên kính đen, mũ phớt phóng xe máy ập vào.  Biết là có chuyện chẳng lành nhưng chưa kịp chạy thì chúng đã rút lê, kiếm chém liên tiếp vào lưng, vai bà Lan khiến bà gục ngay tại chỗ.  Sự việc xảy ra chỉ trong chớp mắt khiến mọi người chẳng kịp lao vào can thiệp.

Bà Lan được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Việt-Tiệp.  Lệnh bắt khẩn cấp Lâm Già đã được thi hành ngày 18-4-1995 khi y đang lẩn trốn ở xã ven biển Đông Hải, An Hải.  Với hai tội danh hiếp dâm trẻ em và giết người và các hành vi phạm tội khác vẫn đang được điều tra, tại phiên toà ngày 28-10-1995, Lâm Già đã phải lĩnh án 16 năm tù.

Dù là làm du đãng kiểu gì thì cũng khó vượt qua được những cái gọi là quy luật của du đãng.

Ngô Thế Lâm thừa nhận rằng, khi mãn hạn tù về nhà, rất nhiều đàn em, người quen cũ đến động viên, giúp đỡ.  ‘Đó chẳng hẳn là cái lộc mà đôi khi dễ thành tai hoạ của những chặng đường tiếp theo, nếu mình không biết mình là ai, không tìm hiểu thời cuộc’, Lâm nói vậy.

Chữ Tình Của Giới Giang Hồ

Cùng tuổi với Lâm trong nhóm, có một đệ tử tên H, cũng là người Hải Phòng gốc.  Lâm Già rất quý H, coi như anh em trong nhà. Nhiều ngón nghề làm ăn, tranh giành mối cũng như cách thức đối phó với nhà chức trách, Lâm đều cho H biết.

Lâm kể: ‘Tôi và H coi nhau như anh em ruột thịt. Có nhiều vụ, chính H đã giải vây, thậm chí nhận thay tôi nhưng có những việc, tôi phải đứng ra giải vây cho H’.  Theo Lâm Già thì H luôn là đàn em trung thành nhất.  Khi Lâm Già bị công an sờ gáy, chính H đã chạy đôn, chạy đáo để cố cứu đại ca của mình nhưng không được.

Một điều tra viên kể rằng, Ngày đó, chính H đã cố công tìm cả nhân chứng để chứng minh Lâm không phạm trong vụ án giết người.  H đến gặp người thân của nạn nhân, đưa rất nhiều tiền, họ nhận nhưng giúp không được như ý muốn.  H định tính sổ với họ nhưng Lâm Già khuyên rằng, “anh đi tù là quá đủ, chú ở lại giúp anh em và những người thân trong gia đình”.  Nghe lời khuyên của Lâm Già, H đã hạ hỏa, không đụng dao, kiếm nhưng mắt vẫn đỏ lòm khi nhìn thấy họ.

Thẩm phán T cho biết, hôm xử Lâm, đàn em đến đông chặt phòng xử nhưng rất trật tự.  Những nhân chứng đều xin cho Lâm Già.  Khi toà tuyên án đàn em của Lâm Già nhiều người khóc như mưa.  Người bình thường cũng khó mà hiểu được đàn em của Lâm Già khóc vì mất đại ca đồng nghĩa với một thời huy hoàng đã qua hay là trong giới du đãng đầy nham hiểm đâu đó vẫn còn lại những chút tình.

Còn Lâm Già thì giải thích: “Sở dĩ đám đàn em tôn trọng, quý mến tôi, vì ngày đó tôi lo cho chúng cái ăn, cái mặc, lo cho những người thân của chúng tiền bệnh lúc đau ốm.  Thậm chí bà của một đệ tử chết, nhà nghèo, tôi giúp tiền mai táng. Từ sự quan tâm nhỏ đó mà đàn em của tôi hiểu cái tình tôi dành cho chúng nên chúng cũng rất tình nghĩa lại với tôi”.

Lâm bộc bạch: “Tôi đã dặn đám đàn em là ta đi rồi tức vào tù thì tùy thời thế mà làm ăn, đừng manh động mà mất hết, muốn làm kinh tế phải có mưu”.

Thực tế là sau khi Ngô Thế Lâm vào tù được một thời gian ngắn, đám đàn em của Lâm tan rã như kiểu rắn mất đầu, mạnh ai nấy làm.  Một số thì theo Lâm vào tù, một số khác thì lang bạt kỳ hồ.  Số đàn em trụ lại để có danh du đãng như Lâm Già không nhiều.  Bởi sau khi va đập liên tục, bị nhiều kẻ thù dòm ngó, không có người hướng dẫn, chỉ đường, chúng cũng theo đại ca vô tù.  Một số ít đệ tử thoát được vòng lao lý, sau đó tìm nhiều cách kiếm bộn tiền, sống vương giả nhưng luôn phải sống trong cảnh giác, thấp thỏm.

Phù Du Cái Danh Du Đãng

Lâm Già tâm sự: “Dân du đãng thường vào tù vì tội cướp của nhà giàu, giết người, trộm cắp, oai hùng hơn là tội xâm hại trẻ vị thành niên.  Đúng mà lại sai vì đã ở trong tù thì tội nào cũng là phạm tội, phải đền tội, phải chịu hình phạt xử án, cũng đúng đợt, hạnh kiểm tốt thì được giảm án trước thời hạn.

Tóm lại, tội nào thì cũng vào tù, mà đã vào tù thì đều mất tự do như nhau.  Cái gọi là đẳng cấp qua tội danh có chăng chỉ tồn tại trong giới du đãng đao búa.  ‘Ngày đó, tôi bị tuyên hơn 16 năm nhưng ở trong trại giam được đúng 10 năm, 6 tháng, 27 ngày thì được về vì được giảm án tới hai lần’.

Nhiều người nói và Lâm cũng công nhận rằng mình là thằng đàn ông ốm yếu, người cứ nhàng nhàng, gầy nhẳng, chẳng béo được bao giờ.  “Nhiều người nhìn tôi, cứ nghĩ tại tôi chơi bời nhiều nên bị nhiễm bệnh xã hội, phải điều trị nhiều kháng sinh nên cơ thể bị kháng thể, nhiễm HIV… nên mới gầy đét như thế”.

Lâm Già tự tin khẳng định: “Tôi chẳng quan tâm tới lời đồn thổi. Tôi khác Cu Nên, không chấp đàn bà, không hiếp đáp người yếu hơn mình.  Tôi tự nhận, mình là thằng đàn ông chung tình, không ham gái lạ.  Biến cố đối với cô bé 14 tuổi ngày ấy gần như là một tai nạn.  Đúng là tai nạn vì số của tôi có cung tù tội”.  Chính đàn em của Lâm thời đó cũng công nhận: “Lâm chỉ mãi làm ăn, mãi nghĩ mưu để tiền đẻ ra tiền, chứ khoản chơi bời, nhất là gái gút thì không được chứng kiến bao giờ”.

Chuyện liên quan đến cô bé 14 tuổi và vụ án mạng sau đó khiến Lâm Già phải vào tù được nhân vật chính kể lại: “Ngày ấy, khi vụ việc với bé gái bị phát hiện, tôi đã biết lỗi, chuộc lỗi bằng tiền.  Chính gia đình bé gái ấy, sau này rất thông cảm, xin giúp cho tôi nhưng người đàn bà chăn dắt bé gái ấy thì quá đáng.  Bà ta lợi dụng cô bé để vòi tiền của tôi”.

Tôi nhận ra mình sai, hận mình nhưng cũng ghét cái loại đàn bà ấy.  “Tôi đi tù, bà ta cũng sung sướng gì đâu.  Nhiều đàn em của tôi khi đó nói rằng, bà ta cố tình làm thế với tôi, chẳng qua bị người khác xui khiến mà kẻ xui khiến này lại ganh ghét, không muốn tôi hơn nó.  Cuối cùng thì chúng cũng chết trước tôi mà”.

Một đệ tử thân tín của Lâm Già trước đây cho biết: “Đi làm thì chớ, về nhà anh Lâm chăm sóc mẹ, chiều vợ, thương con hết lòng luôn.  Chính vì thế, khi xảy ra biến cố, gia đình đã hết lòng lo lắng.  Đó là điều mà anh Lâm may mắn hơn nhiều người khi lâm vào tù tội”.

Huỳnh Tỳ

Đại Cathay không có đối thủ, nên tất cả du đãng Sài Gòn đều phong là đại ca.  Theo thứ bậc thì Huỳnh Tỳ là nhị ca, thế nhưng dân giang hồ Sài Gòn khi ấy không thật sự nể phục Huỳnh Tỳ.

Sau 1975, trong khi nhiều anh chị đã chết, thân tàn ma dại vì ma túy và bệnh tật thì Huỳnh Tỳ vẫn gượng lại được, trở thành đồ đệ của Năm Cam, mặc dù trước 1975 là đàn anh của Năm Cam.

Thư sinh trở thành trùm du đãng

Nhị Ca Huỳnh Tỳ tên thật là Nguyễn Thuận Lai, sinh năm 1944 tại quận 1, Sài Gòn.  Huỳnh Tỳ là trường hợp trùm du đãng hiếm hoi không xuất thân từ trẻ bụi đời, thất học, sống lang thang trên đường phố.

Huỳnh Tỳ có gia đình yên ấm, được cha mẹ cho học hành đàng hoàng, thậm chí còn học cao nữa là khác.  Thời đó, vào thập niên 1950, không phải gia đình nào cũng có thể cho con học tới trung học.

Vậy mà Nguyễn Thuận Lai lại được cắp sách đến trường cho đến hết lớp đệ tam là lớp 10 hiện nay.  Thầy và trò Trường Trung học Nguyễn Bá Tòng, quận 1, Sài Gòn vẫn chưa quên hình ảnh một cậu học sinh hiền lành, chăm chỉ, học giỏi đều các môn, đặc biệt yêu thích thơ văn, nhất là dòng thơ tiền chiến.

Trong khi nhiều học sinh khác thích đầu tóc để dài, ăn mặc hippy, áo bỏ ngoài quần, thì Nguyễn Thuận Lai luôn chỉnh tề trong bộ đồng phục áo bỏ trong quần, chân mang giày bata, tóc tai gọn gàng.

Năm 1960, Thuận Lai học hết đệ tam, gia đình muốn cậu học tiếp, nhưng thấy cha mẹ làm lụng vất vả nuôi con ăn học, nhất là để các em được tiếp tục học lên cao, Thuận Lai đã rời mái trường để lao vào cuộc mưu sinh phụ giúp gia đình.

Lúc ấy cha của Thuận Lai làm nghề lái xe đò tuyến Sài Gòn – Nha Trang – Pleiku vì vậy mà ông đem theo đứa con thư sinh hiền lành để tập cho nó nghề lơ xe.

Nghề lơ xe thời nào cũng vậy, luôn tiếp xúc với những người buôn bán, phải va chạm với đủ mọi thành phần trong xã hội.  Tính tình thư sinh của Thuận Lai hoàn toàn không hợp với nghề này, nhiều lần anh bị hành khách ăn hiếp, tức muốn khóc, may nhờ có cha can thiệp.

Để rồi chẳng bao lâu, chính nghề lơ xe đường dài phức tạp đã tập cho cậu học trò hiền lành Thuận Lai trở thành tay anh chị trên tuyến đường.  Hành khách chẳng những không còn có thể ăn hiếp cậu lơ xe mặt còn búng ra sữa, mà trái lại họ phải sợ tính quái dị của cậu.

Lãnh hội nhanh ngõ ngách nghề đi xe đường dài từ cha, cộng với trình độ học vấn khá, Thuận Lai dần trở thành tay lơ xe bản lãnh nhất, bọn lơ xe trên tuyến đường phải nể mặt chiếc xe do cha con Thuận Lai điều khiển.

Đi xe đò, chuyện tranh giành khách giữa các xe, rồi câu giờ để rước thêm khách… xảy ra như cơm bữa.  Các tài xế và lơ xe thường giải quyết nhau theo luật giang hồ, ai mạnh thì thắng, ai yếu phải chịu lép vế.

Huỳnh Tỳ 1960
Thuận Lai từ một cậu bé thư sinh đã trở thành tay anh chị sẵn sàng tỷ thí với các lơ xe khác để giành khách, thậm chí trên xe của anh lúc nào cũng có đồ chơi là các loại vũ khí thô sơ để sẵn sàng chiến đấu. 

Hai năm làm lơ xe đủ để cho Thuận Lai từ cậu học trò hiền lành trở thành tay anh chị.  Do cha bị bệnh không tiếp tục làm tài xế, Thuận Lai cũng chấm dứt cảnh rong ruổi trên đường, trở về quận 1 tìm kế mưu sinh. 

Thế nhưng, cái máu lơ xe ngang tàng, phóng túng đã không giúp cho Thuận Lai kiếm được nghề nghiệp gì ổn định ở giữa trung tâm thành phố. Thời ấy ở đường Lê Lai, quận 1 có một rạp hát nổi tiếng tên là Aristo. 

Từ năm 1955, gánh hát Kim Chung của ông bầu Long di cư từ Hà Nội vào Sài Gòn đã lấy rạp Aristo làm hậu cứ, làm cho nơi đây trở lên phức tạp chứ không yên ấm như trước. 

Ăn theo gánh hát, nhiều quán ăn, quán nước trên đường Lê Lai và những con đường chung quanh như Gia Long nay là Lý Tự Trọng, Nguyễn Văn Tráng nơi gia đình Thuận Lai sinh sống mọc lên như nấm.

Các hàng quán mọc lên, rồi người coi hát thường xuyên lui tới đã làm cho khu vực này trở nên náo nhiệt, đồng thời cũng kéo theo không ít dân trộm cắp, móc túi, trẻ bán báo, đánh giầy từ các nơi tìm đến làm ăn. 

Khu vực này lại nằm giữa một bên là chợ Bến Thành, một bên là ga xe lửa Sài Gòn vì vậy mà sự náo nhiệt, phức tạp càng tăng lên theo đà sôi động của khu chợ và nhà ga. 

Bọn cướp giật, móc túi, lưu manh mỗi lần làm phi vụ ở chợ Bến Thành hoặc ngoài nhà ga thường chạy ngay về khu vực này để trốn tránh và tiêu thụ hàng cướp giật, làm cho khu tam giác Lê Lai – Nguyễn Văn Tráng – Gia Long nhanh chóng trở thành mãnh đất màu mỡ để hứng hàng ăn cắp, móc túi bán giá rẻ.

Từ đó mà nơi đây cũng ra đời các loại dịch vụ cho giới lưu manh trộm cắp như sòng bài, động chích, tiệm hút, đĩ điếm… Anh chàng thanh niên có 2 năm chinh chiến bằng nghề lơ xe, giờ trở về khu vực Lê Lai đã tỏ rõ sự hơn trội so với băng tép riu chưa đi khỏi đít ông Táo. 

Thuận Lai đã cùng với 2 tay anh chị khác tên Ngô Văn Cái và Nguyễn Kế Thế đứng ra nhận bảo kê toàn bộ các dịch vụ nhám nhúa này.

Bà con khu vực đường Nguyễn Văn Tráng đã ngỡ ngàng khi nhìn thấy cậu học trò hiền lành năm nào, sau thời gian đi lơ xe, giờ trở thành trùm du đãng, liên tục đánh đấm, chém lộn tưng bừng với các băng đảng khác.

Đã Từng Là Vua

Ngoài Ngô Văn Cái và Nguyễn Kế Thế, dưới trướng Thuận Lai còn có nhiều đàn em khác như Cu Ba Đen, Tâm Vồ, Hùng Phốc, Luân Sún…, họ hợp thành một băng du đãng ngày càng chuyên nghiệp, làm khiếp sợ những người lương thiện trong vùng.

Lúc mới từ Hà Nội vô, Bầu Long và gánh hát Kim Chung đã thu dụng một loạt các tay đao búa từng nổi tiếng một thời ngoài Hà Nội để làm bảo vệ. Thời ấy gánh hát nào cũng có lực lượng bảo vệ đầu gấu để đối phó với nạn côn đồ không chịu mua vé, chỉ chuyên phá phách các đào kép.

Đám bảo vệ đầu gấu của gánh hát Kim Chung gồm Sinh Càn, Phúc Đen, Tâm Ba Tai… không chỉ giữ yên cho gánh hát, mà còn hay tụ tập tại quán Kiều Chánh cạnh rạp Aristo để giương oai.

Nhiều trận hỗn chiến tóe lửa giữa nhóm của Thuận Lai với đám bảo vệ này đã xảy ra, cuối cùng phần thắng đã thuộc về Thuận Lai.  Làm gỏi được nhóm bảo vệ của Bầu Long, Thuận Lai và đám đàn em kéo đến hỏi tội Bầu Long và đập phá gánh hát Kim Chung, khiến cho đào kép phải sống trong âu lo, sợ hãi, nhiều đêm đoàn hát không thể kéo màn hát.

Để yên thân cho làm ăn, Bầu Long đã hạ mình đến gặp Thuận Lai xin lỗi về chuyện thất lễ đã qua, rồi mời nguyên băng cô hồn các đảng này đến nhà hàng đãi tiệc, dàn hòa hai bên, rồi mời băng của Thuận Lai làm bảo kê cho gánh hát Kim Chung.

Từ đó, nhóm du thủ du thực từ Hà Nội vào phải chấp nhận dưới trướng của Thuận Lai, vì vậy mà thế lực của băng nhóm này cùng trở nên hùng mạnh.

Không chỉ đóng thuế cho Thuận Lai hàng tuần, mà Bầu Long còn cắn răng chấp nhận cho băng đảng của Thuận Lai muốn ra vào rạp Aristo lúc nào tùy thích.  Nhiều bữa cả băng mấy chục tên đi ăn nhậu ở đâu về, kéo đến rạp Aristo coi hát, ngồi chiễm chệ hết cả hàng ghế đầu, cười nói hô hố, ghẹo chọc các đào hát trên sân khấu…

Bầu Long rất bực mình nhưng cũng phải ngậm bồ hòn làm ngọt, đích thân ông phải lên ngồi bên Thuận Lai để lựa lời khuyên chúng không làm náo động rạp hát…

Cứ thế, băng du đãng Thuận Lai cứ mạnh dần, mở mang bờ cõi, từ khu vực tam giác Lê Lai – Nguyễn Văn Tráng – Gia Long mở dần ra khu chợ Bến Thành, khu ga xe lửa Sài Gòn,…

Tam Đầu Chế gồm 3 tên du đãng lì lợm là Thuận Lai, Ngô Văn Cái và Nguyễn Kế Thế nổi lên khắp khu vực trung tâm Sài Gòn, lan ra cả quận 1, chúng thường tụ tập nhậu bia rượu, bài bạc suốt ngày tại rạp hát Aristo, nên được giang hồ gọi luôn là băng Aristo.

Cách thức hoạt động của băng Aristo do Thuận Lai cầm đầu là cho đàn em đi quậy phá nhà hàng, quán ăn, doanh nghiệp nào đó trên địa bàn.

Xong Thuận Lai tới đặt vấn đề bảo kê để không bị bọn cô hồn kia quấy phá.  Cứ vậy, dần dần hầu hết giới làm ăn, buôn bán trong khu vực đều trở thành nạn nhân, hàng tuần phải nộp tiền bảo kê cho băng nhóm Thuận Lai.

Lúc này, để trốn không đi lính, Thuận Lai phải làm giấy cho nhỏ tuổi, thay đổi họ tên, từ Nguyễn Thuận Lai thành Huỳnh Tỳ.

Cái tên Huỳnh Tỳ bắt đầu xuất hiện khoảng năm 1963 và nhanh chóng trở thành nỗi khiếp sợ đối với những người làm ăn lương thiện trên địa bàn trung tâm thành phố Sài Gòn.

Địa bàn hoạt động ngày càng mở rộng, để rồi cho tới một lúc băng của Huỳnh Tỳ đụng chạm tới lãnh địa của một băng du đãng cũng đang nổi lên ở quận 1 do Lê Văn Đại cầm đầu đang bảo kê khu vực chợ Cầu Ông Lãnh, cách đó chỉ gần 1 cây số.

Nhường Ngôi Cho Đại Cathay

Khoảng năm 1964, nhờ sự liều lĩnh của Lê Văn Đại, băng du đãng Đại Cathay đã thống lãnh cả giới giang hồ quận 4, bắt đầu chồm sang làm ăn ở quận 1, mà đầu tiên là bảo kê cho các chủ dựa, chủ nhà hàng ở khu vực chợ Cầu Ông Lãnh.

Như vậy là lãnh địa của 2 băng du đãng khét tiếng ở Sài Gòn bắt đầu chồng lấn lên nhau, đã xảy ra một vài vụ đụng chạm giữa đàn em của Huỳnh Tỳ và các đàn em của Đại Cathay.

Lo sợ thế lực của băng Cathay sẽ tràn sang cả thánh địa Lê Lai của mình, Huỳnh Tỳ bàn với hai phó tướng là Ngô Văn Cái và Nguyễn Kế Thế tìm cách loại Đại Cathay ra khỏi thế giới giang hồ Sài Gòn.

Bọn chúng tính rằng, băng Đại Cathay mạnh là nhờ có Lê Văn Đại lì lợm và giỏi võ, nếu tiêu diệt được Đại thì băng Đại Cathay sẽ như rắn mất đầu, không còn đáng sợ.

Huỳnh Tỳ và đồng bọn bàn tính mãi, cuối cùng chọn cách bày tiệc trên lầu rạp hát Aristo, mời Đại Cathay tới gặp gỡ để thông cảm cho những va chạm đã qua của bọn đàn em.

Cho tới lúc ấy, giang hồ Sài Gòn vẫn đánh giá cao trình độ học vấn, những tên du đãng, tên cướp nào có học thức thường được giới giang hồ xem trọng hơn những tên thất học.  Trong cách nhìn đó, Huỳnh Tỳ được đánh giá cao hơn nhờ học hành đàng hoàng, tới lớp đệ tam, so với Đại Cathay không viết nổi tên mình.

Thế nhưng, từ sau cuộc đụng độ giữa Huỳnh Tỳ và Đại Cathay, cách nhìn của giới giang hồ đã thay đổi, khi mà kẻ có học lại cư xử khá vô học, còn kẻ thất học lại chứng tỏ bản lĩnh của mình.

Được Huỳnh Tỳ gửi thư mời tới dự tiệc với lời lẽ trân trọng, với lại đây cũng là tay du đãng có tiếng là học hành đàng hoàng, nên Đại Cathay không mảy may nghi ngờ, một mình Đại tay không từ quận 4 đi sang quận 1, vào rạp hát Aristo, đi lên lầu, hắn không hề biết đang đi vào cửa tử.

Chỉ có sự may mắn và khả năng chịu đựng dao búa mới giúp cho Đại ra khỏi rạp Aristo còn sống sót, khi mà cả băng Huỳnh Tỳ với đủ thứ đồ chơi đã mai phục sẵn, đợi Đại vào rạp Aristo là giết chết.

Chưa lên hết cầu thang, Đại Cathay đã cảm thấy chột dạ khi mà nụ cười đón khách của Huỳnh Tỳ có cái gì đó thâm hiểm chứ không đàng hoàng, trong sáng của kẻ có học.  Chưa kịp chào hỏi, Đại Cathay bất ngờ bị Nguyễn Kế Thế đá lộn cổ xuống thang lầu.  Cùng lúc 4 tên du đãng giỏi võ nhất trong băng Huỳnh Tỳ được phân công sẵn xông ra chém Đại tới tấp.  Vừa tay không đỡ đòn, Đại vừa đánh trả để mở đường máu thoát ra ngoài cửa rạp.  Khi lao được ra ngoài đường, thoát khỏi tử địa, mình mẩy của Đại đầy thương tích, máu me đầm đìa.

Băng của Huỳnh Tỳ ùa theo ra đường Lê Lai chém cho chết Đại Cathay, nhưng may mắn cho Đại khi tình cờ có một đàn em chạy chiếc Gobell ngang qua, đã lao thẳng xe máy vào Huỳnh Tỳ để cứu chủ tướng.

Huỳnh Tỳ và đồng bọn bất ngờ bị xe tông thẳng, đã buông dao để đối phó, cùng lúc Đại được đàn em cõng chạy nhanh về phía chợ cầu Ông Lãnh kêu đàn em tiếp cứu.

Không giết chết được Đại Cathay, băng nhóm Huỳnh Tỳ lui về chờ đợi cuộc trả thù đẫm máu.  Đại bị chém trọng thương, nhưng không dám đi bệnh viện chữa trị, vì sợ băng của Huỳnh Tỳ truy sát, nên phải ở lại cứ địa quận 4 mướn bác sĩ đến chữa trị.

Khi những vết thương còn chưa kéo da non, Đại Cathay đã một mình lặng lẽ giắt dao đi sang quận 1 để giải quyết ân oán giang hồ.  Đàn em đòi đi theo, Đại kiên quyết không cho, vì đây là chuyện cá nhân của Đại, để một mình Đại giải quyết.

Chính cách cư xử đầy bản lĩnh và anh hùng của Đại Cathay, so với cách đánh lén hèn hạ của Huỳnh Tỳ trước đó, đã làm cho Đại Cathay nổi lên như cồn sau vụ đụng độ này.

Đại nổi lên bao nhiêu thì Huỳnh Tỳ càng thất thế bấy nhiêu, cùng lúc là cái sự thất học của Đại cũng thắng thế so với chuyện học hành đàng hoàng của Huỳnh Tỳ.

Không biết bằng cách nào, mà cả 3 tên chủ tướng của băng Aristo là Huỳnh Tỳ, Ngô Văn Cái và Nguyễn Kế Thế đều lần lượt nhận đúng 1 nhát dao, Đại cố ý chém để thẹo suốt đời chứ không cho chết.

Đồng thời, Đại Cathay ra tối hậu thư buộc băng Aristo của Huỳnh Tỳ phải tự giải tán, nếu như Huỳnh Tỳ còn muốn sống.

Nhắm thế không thể đối đầu Đại Cathay, mà cũng thấy nhục trong giới giang hồ sau vụ đụng độ đầy tai tiếng này, Huỳnh Tỳ đành thay mặt cả băng bắn tiếng cầu hòa, xin gia nhập vào băng của Đại Cathay.

Không dễ dàng bỏ qua, Đại Cathay trả lời rằng cách hành xử của Huỳnh Tỳ và băng Aristo không xứng đáng tồn tại trong giới giang hồ, buộc phải giải tán.

Hoảng quá, Huỳnh Tỳ phải cậy nhờ Bầu Long chủ đoàn hát Kim Chung đứng ra nhờ Tám Lâu, một đàn anh cũ của Đại Cathay nhờ giúp đỡ.  Nể tình người đàn anh đã từng giúp Đại buổi ban đầu, Đại mới nguôi ngoai, chấp nhận cho Huỳnh Tỳ và cả băng Aristo đến dập đầu xin lỗi.

Lần này tiệc nhậu giảng hòa không phải ở rạp Aristo như trước, mà tổ chức ở một nhà hàng bên quận 4, cứ địa của Đại.

Huỳnh Tỳ đã quỳ trước mặt Đại nói những lời xin lỗi đáng thương nhất, để rồi sau đó băng Aristo vĩnh viễn bị xóa sổ, quân tướng của Aristo về quy phục dưới quyền sai khiến của một đại ca duy nhất là Đại Cathay.

Cuộc hợp nhất giang hồ vào cuối năm 1964 đã xóa sổ cái tên Aristo, đẻ ra danh xưng Tứ Đại Thiên Vương, Đại, Tỳ, Cái, Thế, cùng với việc danh tiếng của Đại Cathay càng lừng danh gấp bội khắp Sài Gòn.

Huỳnh Tỳ tự an ủi mình với danh xưng nhị ca trong Tứ Đại Thiên Vương, tận tụy phò tá Đại Cathay và được Đại Cathay giao trông coi các sòng bài, tiệm hút trên địa bàn khu Lê Lai và khu Cầu Muối.

Đó cũng là thời hoàng kim của băng Đại Cathay, bởi chỉ chưa tới 2 năm sau, vào tháng 6 năm 1966 khi Đại Cathay bị bắt, băng Cathay tan rã.

Ân Tình Với Năm Cam

Huỳnh Tỳ lớn hơn Năm Cam 3 tuổi.  Vào đầu thập niên 1960, khi Huỳnh Tỳ đã nổi danh trong Tứ Đại Thiên Vương, thì Năm Cam mới là tay giang hồ đàn em, chuyên bảo vệ cho các vũ trường.  Chính Huỳnh Tỳ đã giúp Năm Cam thoát nạn trong một vụ thanh toán bằng súng ngay trong vũ trường.

Sau 1975, cả Huỳnh Tỳ và Năm Cam và nhiều tên xã hội đen khác vẫn không từ bỏ còn đường du đãng, tiếp tục quậy phá cuộc sống yên lành của người dân, vì vậy mà chúng lại vào tù ra khám.

Năm Cam dần dần củng cố thế lực, đến đầu thập niên 1990 trở thành ông trùm của xã hội đen Hồ Chí Minh.

Huỳnh Tỳ vốn nghiện nặng, thường xuyên đói thuốc, hoàn cảnh gia đình khó khăn khi vợ mất để lại cho Tỳ hai đứa con nhỏ dại. Không băng nhóm, không nghề nghiệp, Huỳnh Tỳ phải xoay sang mánh mung cò con như lắc bầu cua, chích dạo ma túy… để nuôi con và nuôi thân.

Chỉ trong vòng 20 năm từ 1975-1995, Huỳnh Tỳ phải ra vào trại tù cải tạo khoảng chục bận với những vi phạm nhỏ.

Đầu năm 1992, Huỳnh Tỳ liên kết với một số đàn em cũ tổ chức một sòng bạc tại một con hẻm trên đường Lê Lai, nơi cách đó 30 năm trước Huỳnh Tỳ là chủ tướng của băng Aristo lừng danh.  Biết chuyện, Năm Cam ra lệnh Huỳnh Tỳ dẹp ngay vì chỉ có Năm Cam mới có cái quyền mở sòng bạc ở Hồ Chí Minh.  Huỳnh Tỳ không nghe, vẫn duy trì sòng bạc.  Ngay lập tức, sòng bạc này liên tục bị khám xét liên tục, không con bạc nào dám đến chơi.  Biết là Năm Cam ra tay, Huỳnh Tỳ phải mang lễ vật đến mời Năm Cam hùn vốn danh nghĩa, sòng bạc tiếp tục hoạt động.  Ngoài phần ăn chia theo tỷ lệ hùn hạp, mỗi tuần Huỳnh Tỳ phải mang đến nộp cho Năm Cam 5 triệu đồng tiền xâu.

Mối quan hệ hùn hạp này kéo dài đến cuối 1992 thì chấm dứt, khi mà tên tuổi của Năm Cam bị đưa lên một tờ báo ở Hồ Chí Minh, các hoạt động bảo kê của Năm Cam cũng tạm chấm dứt.  Cho rằng Năm Cam sắp hết thời, Huỳnh Tỳ không chịu cống nộp tiếp. Đầu năm 1993, sòng bạc trong hẻm trên đường Lê Lai bị bắt quả tang, nhiều nhân viên của sòng phải tra tay vào còng.

Huỳnh Tỳ may mắn thoát được, nhưng hắn hiểu ngay đó là đòn trừng phạt của Năm Cam.  Bị truy nã, Huỳnh Tỳ không còn con đường nào khác, lại phải đến tạ tội với Năm Cam xin nghĩ tới ân tình cũ mà cứu giúp.  Năm Cam lại dang tay đón nhận Huỳnh Tỳ, giao trông coi các sòng bạc khác ở quận 4, quận 8 và Biên Hòa.  Tháng 9-1995, Năm Cam lại bị báo chí phanh phui, gay gắt hơn lần trước.  Lần này Huỳnh Tỳ lại trở mặt không nộp xâu nữa vì cho rằng thời của Năm Cam đã hết, không việc gì phải sợ sệt, cung phụng cho hắn. Quả thật, không lâu sau đó, Năm Cam bị bắt đi tù cải tạo.

Khi đi cải tạo về, Năm Cam rất giận đàn anh Huỳnh Tỳ dù là người có học mà sống không có trước có sau.  Năm Cam đã cấm Huỳnh Tỳ bén mảng tới nhà và các sòng bạc của mình, xem như không còn ân nghĩa anh em gì nữa.  Bị thất sủng, thế nhưng đó lại là điều may mắn cho Huỳnh Tỳ.  Bởi nếu được Năm Cam tha thứ, thu nạp lại một lần nữa, chắc hẳn sau đó Huỳnh Tỳ không thoát khỏi là bị cáo trong chuyên án Năm Cam và đồng bọn.

Đó là điều Huỳnh Tỳ hài lòng nhất trong những năm cuối đời.  Cả một cuộc đời làm nhị ca, nhưng lúc cuối đời đã thoát khỏi danh xưng hảo đó để không phải cùng Năm Cam ra tòa trong một vụ án lớn nhất về xã hội đen

Tướng cướp Bạch Hải Đường

 Bạch Hải Đường người được dư luận đồn thổi là có tài xuất quỷ nhập thần, có khả năng bẻ mọi ổ khóa, vượt ngục như làm ảo thuật.  Cảnh sát chế độ Sài Gòn gần như bó tay trước khả năng kỳ diệu của Bạch Hải Đường.

Bạch Hải Đường trong trại giam.Đây là giang hồ duy nhất ở miền Nam mà cuộc đời được viết thành sách, dựng thành phim và tái hiện trên sân khấu cải lương.

Bạch Hải Đường tên thật là Nguyễn Ngọc Truyện, sinh năm 1950, Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Trước khi trở thành tướng cướp khét tiếng, Nguyễn Ngọc Truyện vốn là đứa trẻ có tuổi thơ đầy gian khó, lam lũ, nhưng rất hiếu thảo với cha mẹ, anh em.  Thuở ấy, nơi xóm nghèo của thị xã Long Xuyên, anh Nguyễn Văn Của và chị Lê Thị Huê gặp và kết duyên vợ chồng.

Anh Của làm nghề bốc vác, đẩy xe ở khu vực chợ Long Xuyên, bến xe, còn vợ anh ngày ngày ngồi bên cái thúng bánh mì ở bến xe mời gọi người qua đường ghé mua. Họ sống cực nhọc, nhưng hạnh phúc và hy vọng cho mai sau.

Năm 1950, đứa con trai đầu lòng chào đời, anh đặt tên cho nó là Nguyễn Ngọc Truyện.

Đứa bé khôi ngôi, tuấn tú, trắng trẻo… như làm cho vợ chồng anh Của quên đi cái vất vả, nhọc nhằn, giúp anh có thêm nghị lực trong cuộc sống.  Cuộc sống gia đình cứ lặng lẽ trôi qua trong nghèo khó nhưng tràn đầy hạnh phúc, chị Huê lần lượt sinh thêm bốn đứa con gái, cuộc sống càng thêm nghèo khó trong tiếng cười vui của 5 đứa trẻ nhỏ.

Như bao đứa trẻ cùng trang lứa, Truyện cũng đến trường, nhưng chỉ mới đến lớp bốn là bắt đầu bỏ học, đi chơi với những nhóm trẻ con bên ngoài. Cuộc sống tụ tập, lê la ở những nơi đông đúc, náo nhiệt của những đứa trẻ bụi đời đã hấp dẫn Truyện hơn những lời dạy của thầy cô trong trường.

Truyện ngày càng cứng đầu, lầm lì, ít nói, ít cười với cha mẹ và các em.  Nó thường lê la đến những quán cà phê, những độ đá gà, đánh bạc…  Rồi Truyện bỏ nhà, gia nhập đám trẻ sống bằng nghề lượm ve chai khắp khu chợ, bến đò, bến xe, bến phà, hàng quán.

Vừa lân la lượm ve chai bán cho các chủ vựa kiếm tiền xài, vừa ăn ngủ vật vờ bất cứ đâu, như bao trẻ lang thang khác.  Năm Truyện 15 tuổi, ông Của lâm bệnh, ngày càng nặng, nhưng vẫn phải đi làm lơ xe cho những chuyến xe đò từ Long Xuyên – Sài Gòn để kiếm tiền nuôi gia đình.

Tình cảm đối với người cha đã trỗi dậy trong lòng thằng con trai bụi đời, Truyện từ bỏ cuộc sống đường phố, trở về nhà thay cha lênh đênh trên những chuyến xe đò của hãng xe Tam Hữu chạy từ Long Xuyên – Sài Gòn.

Bôn ba trên những chuyến xe, bến phà từ Long Xuyên đến Sài Gòn, Truyện có điều kiện tiếp xúc với các anh chị, đại ca ở nhiều nơi, làm cho máu giang hồ trong cậu bé càng có điều kiện phát triển.  Vừa đi lơ xe, Truyện vừa đi học võ ban đêm ở một võ đường vùng Thốt Nốt nay thuộc Cần Thơ.

Làm lơ xe được 3 năm, khi bước sang tuổi 18, Truyện trở thành chàng thanh niên mạnh khỏe, giỏi võ, đẹp trai, rồi gá nghĩa vợ chồng với người phụ nữ đầu tiên trong đời tên là Hồ Thị Lãnh.  Cô Lãnh đã sinh cho Truyện hai đứa con trai kháu khỉnh.

Ở thị xã Long Xuyên cuộc sống quá khó khăn, Truyện cùng vợ con về quê vợ ở Thốt Nốt, vừa để trốn quân dịch, vừa chạy xe lôi kiếm tiền nuôi vợ con.  Truyện lúc đó vẫn là người cha, người chồng có trách nhiệm, chăm lo gia đình.

Nhìn hai đứa con trai lớn lên, vợ chồng Truyện rất hạnh phúc.  Nhưng rồi nghề chạy xe lôi của Truyện không đủ nuôi gia đình.

Con cái lại liên tục đau bệnh.  Ôm con trên tay, nhìn cảnh đời ngang trái vì con nhà người khác lại được nằm bệnh viện, được bác sĩ chăm sóc, Truyện càng thấm thía nỗi nhục của cái sự nghèo khó.  Truyện đưa vợ con quay về Long Xuyên sống và vẫn thuê một chiếc xe lôi để chạy kiếm tiền.

Cho đến một ngày đầu năm 1971, đứa con đầu đau nặng, không có tiền mua thuốc, trong khi Truyện phải trốn quân dịch, không thể chạy xe lôi để kiếm tiền. Túng quẩn, Truyện liều lấy trộm một chiếc xe honda người ta dựng ngoài đường, đem bán lấy tiền về mua thuốc cho con.Con đường trộm cướp của Truyện chính thức bắt đầu từ đó.  Vốn không ưa lính Mỹ ngông nghênh khắp đó đây, nên Truyện mở đầu cuộc đời trộm cướp của mình cũng bằng cách nhắm vào người Mỹ.

Chỉ trong 3 tháng đầu năm 1971, Truyện đã đột nhập vào các gia đình người Mỹ sống tại Long Xuyên đến tám lần, lấy được năm cái tivi, năm máy thâu băng, ba cái radio, ba máy ảnh, bốn thùng rượu, hai thùng thuốc lá Mỹ, đem bán lấy tiền về lo cho con trị bệnh.

Bước sang tháng 4 năm 1971, số lần ra tay của Truyện càng nhiều, với bảy chiếc xe honda trộm được, mỗi chiếc bán với giá từ 20 đến 25 ngàn đồng.

Qua tháng 5 năm 1971, số chiến lợi phẩm của Truyện là 20 xe honda…  Những vụ đột nhập nhà người Mỹ lấy nhiều tài sản có giá trị, chỉ trong mấy tháng mà Long Xuyên có cả trăm chiếc xe honda bị mất, những điều đó đã làm cho lực lượng cảnh sát phải đặt trong tình trạng báo động.  Một chiến dịch truy quét quy mô được tiến hành, nhiều tên trộm cướp bị bắt, riêng Truyện thì vẫn bình yên và tạm gác kiếm một thời gian.

Chính thức bước vào thế giới giang hồ, Nguyễn Ngọc Truyện sớm nổi danh là Truyện xăm mình vì khắp mình mẫy của y được xăm những dòng chữ, hình ảnh khác người.  Những tình cảm tuổi thơ, những đau đớn trong tình yêu, thất vọng trong cuộc sống… đã được Truyện thể hiện trên cơ thể mình bằng kim nhọn và mực Tàu.

Thuở ấy ở Long Xuyên có một nghệ sĩ rất khéo tay, xăm hình rất đẹp, Truyện đã là khách hàng thường xuyên của người nghệ sĩ này.

Đầu tiên là hình Đức Phật được Truyện xăm ngay giữa ngực, như muốn nói rằng anh ta vốn xuất thân từ lương thiện, từ bi.

Quả thực, trong suốt cuộc đời tội lỗi của mình, Truyện không hề nổ một phát súng nào, không đụng đến mạng người, mà chủ yếu dùng tài năng xuất quỷ nhập thần, võ nghệ cao cường để cướp đoạt, trốn tránh pháp luật.

Là một kẻ từng rất thương yêu mẹ cha, nên phía trên hình Đức Phật trên ngực Truyện là dòng chữ Phụ Mẫu Tri Ân.  Không chỉ vậy, trên bắp chân rắn chắc của mình, Nguyễn Ngọc Truyện xăm dòng chữ để tỏ lòng thương mẹ, Xa Quê Hương, Nhớ Mẹ Hiền.
Sau lưng mình Truyện cho xăm con đại bàng xòe cánh, đạp lên quả địa cầu với dòng chữ Vượt Trùng Dương Ra Hải Đảo.  Vốn rất tôn trọng luật giang hồ, sống chết với anh em, nên trên cánh tay trái của Truyện xăm dòng chữ Kiếp Giang Hồ Tìm Bạn Bốn Phương.

Tên tướng cướp gây bao đau khổ cho mọi người, hắn cũng biết kêu khổ với dòng chữ trên cánh tay phải, Tạo Hóa Ơi, Bao Giờ Con Hết Khổ?.  Từng bị cay đắng trong tình trường, ngập ngụa trong trụy lạc, Truyện thể hiện bằng hình xăm lên bụng: một cô gái lõa thể và dòng chữ  Thương Người Chung Thủy – Hận Kẻ Bạc Tình, kề bên là con dao găm đâm vào quả tim đang ứa máu…

Xuất Quỷ Nhập Thần

Trong những năm cuối cùng 1975, cái tên Bạch Hải Đường bỗng nổi bật trong giới tội phạm, lấn át hết những cái tên có tiếng khác ở Sài Gòn.

Nhiều giai thoại được đồn thổi rất ly kỳ xung quanh tên cướp, người ta thêu dệt hắn là một tay giang hồ hào hiệp – chuyên cướp của người giàu chia cho người nghèo, chuyên trả thù bằng cách dùng tài nhập nha thần kỳ để trộm đồ của vợ những cố vấn Mỹ và các sĩ quan cảnh sát, quân đội cao cấp.

Rồi những cuốn sách, kịch bản điện ảnh, sân khấu cải lương đã được xây dựng nhân vật từ những tình tiết hư cấu này, làm Bạch Hải Đường càng thêm nổi tiếng.

Vụ cướp gây tiếng vang đầu tiên của Nguyễn Ngọc Truyện làm cho y có biệt danh là Bạch Hải Đường, đó là vụ đột nhập vào nhà của dân biểu L.P.S và tư dinh của đại úy Triệu, sếp phó của lực lượng cảnh sát Long Xuyên vào năm 1971.

Một người đẹp tên Lệ là nhân tình của Nguyễn Ngọc Truyện vì quá ghen tuông nên đã báo tin cho đại úy Triệu đến bắt Bạch Hải Đường tại một nơi bí mật.

Truyện bị bắt và bị đại úy Triệu đánh đập dã man, xong cho 2 viên quân cảnh lực lưỡng áp giải về trại giam.  Bị còng tay, nhưng khi xe đang chạy, Truyện đã dùng hai cùi chỏ đánh gục hai quân cảnh và phi cú đá như trời giáng vào đầu tài xế rồi lao xuống đường tẩu thoát.

Lực lượng ứng cứu chạy tới kịp thời, nhưng chỉ để cứu 3 quân cảnh đang kêu la vì những vết thương làm ê ẩm mình mẩy.

Sau vụ đó, giới giang hồ Long Xuyên đặt cho truyện biệt danh Tướng Cướp Bạch Hải Đường vì nó giống với câu chuyện tên tướng cướp trong tiểu thuyết và bộ phim Đài Loan đang rất thịnh hành khi đó là Phi Tặc Hải Đường Hồng.

Cho đến ngày nằm trong trại giam Long Xuyên vào năm 1983, biết không qua khỏi vì bệnh tật, Bạch Hải Đường đã xin cán bộ trại giam giấy viết để tường thuật về những vụ trộm cướp đáng kể trong cuộc đời của mình.

Trong bản tự khai, Bạch Hải Đường kể lại hơn 40 vụ đột nhập nhà của các dân biểu Sài Gòn, doanh nhân người Mỹ, cố vấn quân sự Mỹ, nhân viên ngoại giao, cảnh sát, quân cảnh của chế độ cũ.

Hầu hết những căn nhà của họ đều rất kiên cố, có lính canh gác 24/24, nhưng Bạch Hải Đường luôn ra vào trót lọt, chưa bao giờ bị phát hiện.   “Trong thời gian đi lấy trộm đồ, tôi toàn vô nhà của người giàu có, nhà của người nước ngoài, nhất là người Mỹ”, Bạch Hải Đường viết.

Một lần, Bạch Hải Đường vào nhà ông chủ tên Chuẩn chuyên cho bác sĩ nước ngoài ở thuê.  Do bên dưới có lính canh nên Bạch Hải Đường leo lên vách tường nhà chùa rồi leo qua nóc nhà của bác sĩ Chuẩn, trổ mái nhà chui xuống ngay phòng của một bác sĩ người Úc đang ngủ.

Trong căn phòng chật hẹp, y đã dọn quần áo, đồng hồ đeo tay, một cái rương lớn, quạt máy, máy thâu băng… ra khỏi phòng mà ông bác sĩ Úc vẫn rất ngon giấc.  Mãi sáng hôm sau thức dậy, nhìn mái nhà có lỗ thủng, bác sĩ này chỉ biết lắc đầu ngao ngán.

Ông chủ nhà tên Chuẩn đã huy động lực lựơng để tăng cường công tác bảo vệ an toàn cho khu nhà.

Thế nhưng, chỉ một tuần sau, Bạch Hải Đường lại viếng thăm khu nhà một lần nữa, vào phòng của một bác sĩ người Mỹ dọn sạch tất cả đồ đạc có giá trị, kể cả vàng và đô la, chỉ để lại cho gia chủ khẩu súng trong ngăn kéo.

Nhân viên, bác sĩ làm việc trong tòa nhà này sau đó đã dọn đi vì không tin cảnh sát sẽ bảo đảm cho tài sản của họ được an toàn. Có người còn nghi ngờ hai vụ mất trộm do nội bộ thực hiện, bởi lúc nào lính cũng gác ở cửa.

Tiếp theo Bạch Hải Đường đột nhập nhà ông Nguyễn Đắc Dần ở đường Gia Long, thị xã Long Xuyên, cho mấy kỹ sư người Mỹ thuê. Lọt vào nhà, y thấy hai người Mỹ đang ngủ say sưa.  Bạch Hải Đường lấy hai cái rương lớn cho tất cả những thứ cần lấy vào.

Chưa vội rời khỏi hiện trường, Bạch Hải Đường còn lân la xuống nhà bếp, mở tủ lạnh… Hắn lôi rượu thịt đem ra bàn, ngồi chén say sưa, đến gần hết chai rượu vang đỏ mới chịu vác 2 va ly đồ đu dây qua cửa số thoát xuống đất.  Sáng hôm sau, 2 kỹ sư Mỹ đã khiếp vía trước hiện trường để lại, họ vội vã dọn đồ đi nơi khác.

Cũng tại ngôi nhà này, vài tháng sau Bạch Hải Đường đột nhập vào nhà hai người Nhật, lấy nhiều tài sản có giá trị.  Trong một lần khác, BHĐ lại ngông nghênh quá mức khi vào nhà một nữ bác sĩ lấy đồ, đưa đồ ra ngoài rồi y lại vào tìm chìa khóa nhà để mở két sắt.

Nhưng chưa tìm ra chìa khóa thì một ông người Mỹ khác phát hiện và đã bắn nhiều phát.  Bạch Hải Đường vừa tránh đạn vừa vác bao đồ bỏ chạy.

Sau đó vài tuần, Bạch Hải Đường đột nhập vào căn cứ hải quân của Mỹ ở gần kho xăng Quản Trung Hòa.

Mấy ngày sau, y lại mò đến căn cứ Mỹ phía sau ngân hàng Tín Nghĩa, vào nhà một sĩ quan lấy được một tivi, quần áo, ba cái gương, một ít tiền đôla Mỹ…  Không chỉ vào nhà của những người giàu có, sĩ quan ở Long Xuyên, mà mỗi lần đi thăm bạn bè ở tỉnh nào đó, đêm đến, y thường cố gắng làm vài vụ.

Trong một lần qua nhà người bạn tên Phước Hùng ở Rạch Giá, Kiên Giang, Bạch Hải Đường cũng đã vào nhà người nước ngoài hai lần.  Tại Cần Thơ, y cắt kẽm gai chui vào khu nhà của một trung tá Mỹ lấy một bao đồ, máy chụp hình, tivi, và một số tiền.

“Tôi leo lên lầu nhà này thì thấy một chiếc trực thăng đậu trên đó.  Tôi có leo vào trực thăng kiếm đồ nhưng chỉ lấy được một nón phi công, một đôi bao tay, một bao đồ và một xấp giấy tờ.  Tôi mang giấy tờ ra xem thì mới biết đó là nhà của trung tá không quân”, Bạch Hải Đường kể.

Khi tin tức vụ đột nhập này được tiết lộ ra ngoài, lực lượng quân cảnh, cảnh sát truy bắt kẻ đột nhập.

Sở dĩ Bạch Hải Đường dám liều mạng vào nhà của phi công này là vì có một lời thách thức từ nhóm giang hồ ở Cần Thơ: Nếu ai vào được nhà của phi công trên, vào được máy bay, mang được cả nón phi công ra thì sẽ được tất cả giới giang hồ ở Tây Đô tôn làm đại ca, chính thức thống lĩnh toàn bộ thế giới giang hồ ở miền Tây.

Khả Năng Diệu Kỳ

Ngoài khả năng đột nhập vào bất kỳ ngôi nhà nào nếu muốn, Bạch Hải Đường còn chứng tỏ 2 khả năng khác, đó là: sức chịu đựng đòn đánh, súng đạn và tài vượt ngục.  Khi đã bị bắn 3 – 4 phát đạn vào chân mà y vẫn đủ sức đánh trả lại 3 – 4 người, phá vòng vây chạy thoát.  Hầu như mọi buồng giam đều không có ý nghĩa đối với Bạch Hải Đường, chuyện vượt ngục đối với y dễ dàng như trở bàn tay.

Ngày miền Nam bị mất, Bạch Hải Đường đang ngồi trong trại giam. Một ngày sau, lợi dụng tình hình tranh tối tranh sáng, hắn đã trốn trại, sau khi để lại dòng chữ trên tường: “Bạch Hải Đường sinh ra không phải để ở tù”.

Nhưng ít lâu sau, Bạch Hải Đường lại bị bắt vì đột nhập vào khách sạn ở Long Xuyên trộm cướp.  Tháng 8-1975, Bạch Hải Đường lại trốn trại, để lại một lá thư: “Xin thông cảm và tha lỗi cho tôi. Vì hoàn cảnh gia đình nên tôi mới trốn, và tôi hứa là về sẽ tăng gia sản xuất để sống. Tôi không phạm tội nửa. Ký tên: Bạch Hải Đường”.

Thế nhưng, tên cướp này không giữ đúng lời hứa – hắn không về quê sản xuất để sống, mà trở lại con đường trộm cướp như đã ăn sâu vào máu của hắn.  Ngày 21-3-1980, Bạch Hải Đường sau khi cướp được 100 cây vàng ở vùng biên giới Châu Đốc, đã trở về ẩn náu bí mật ở Long Xuyên.

Ngày 22-3-1980, tin từ cơ sở báo về Công an tỉnh An Giang cho biết Bạch Hải Đường vừa thực hiện một vụ cướp tiệm vàng tại biên giới và đang trên đường về ăn mừng chiến thắng tại thị xã Long Xuyên.

Nơi ăn mừng chiến thắng vừa cướp tiệm vàng tại nhà của một đối tượng tên là Cùi Cang trong hẻm Ba Lâu, đường Thoại Ngọc Hầu, khóm 6 phường Mỹ Long, thị xã Long Xuyên.

Khoảng 19 giờ tối 22-3-1980, khi Bạch Hải Đường và bốn tên khác đang nâng những ly rượu mừng thì ba họng súng đen ngòm chỉa thẳng vào làm tất cả im phăng phắc.

Khi tất cả chưa kịp hoàn hồn, Bạch Hải Đường đã bật ngửa ra phía sau bằng một thế võ điệu nghệ, phi ra cánh cửa sau nhà rồi lao xuống con rạch đầy bùn lầy tẩu thoát.

Sau nhiều tiếng ra lệnh nhưng hắn không dừng lại, ba tiếng nổ chát chúa xé tan màn đêm, cả 3 viên đạn bắn ở cự ly gần đều trúng vào bắp chân y.

Nhưng thật kinh khủng, Bạch Hải Đường chỉ khựng lại bước chân trong giây lát, rồi tiếp tục chạy băng băng quanh co trong những con hẻm chằng chịt.

Ra tới đầu hẻm, hắn bị 1 tổ chiến đấu chặn bắt.  Với đôi chân đang bị thương nặng, Bạch Hải Đường đánh trả 4 tên công an và chạy tiếp vào một con hẻm.  Thế nhưng, cả 2 đầu hẻm đều bị khóa chặt bởi hàng trăm tên công an, như 2 gọng kềm.

Tuy vậy, hắn cũng quần nhau một lúc, cho tới khi kiệt sức vì mất nhiều máu, mới chịu thúc thủ.  Thế nhưng, khi vết thương chưa kịp lành, giữa tháng 5-1980, Bạch Hải Đường lại tự tháo còng, đục thủng tường trại giam và để lại dòng chữ: “Nơi đây không phải chốn dừng bước giang hồ của Bạch Hải Đường”.

Một lần nữa, giang hồ khét tiếng đã đào thoát khỏi vòng vây pháp luật và một cuộc truy bắt lại bắt đầu.

Thời gian đã trôi qua hơn hai tháng, Bạch Hải Đường vẫn bặt tăm, có ý kiến cho rằng hắn đã chết do những vết thương bị bắn. Thế nhưng, một nguồn tin ở Sóc Trăng cho hay Bạch Hải Đường đang lẫn trốn ở đó.

Ngày 25-7-1980, tổ công tác đặc biệt của Công an tỉnh An Giang lên đường, hướng về thị xã Sóc Trăng – nơi mà Bạch Hải Đường đã ẩn trú trong nhà một người thân.  Bạch Hải Đường đang ngồi “lai rai” với một bạn tù cũ trong một quán cóc ven đường.

Bất ngờ, bằng linh tính của một tên cướp lừng danh, hắn nhận ra hai bóng người đi bộ bên kia đường có điều gì đó khác thường.  Hắn thay đổi thế ngồi nhìn quanh quan sát, như chuẩn bị thoát thân.

Từ bên kia đường, thượng úy Phạm Thanh Sơn người chịu trách nhiệm chính trong vụ truy lùng Bạch Hải Đường cũng chợt nhận ra sự bất thường của Bạch Hải Đường nên nháy mắt ra hiệu cho đồng đội lao thẳng vào quán.

Một cuộc đấu võ và đấu trí đã diễn ra giữa 2 tên công an dày dạn trận mạc với tướng cướp Bạch Hải Đường, cuối cùng BHĐ đã bị thúc thủ sau khi bị trúng đạn.

Lần này, tỉnh An Giang cử hẳn một trung tá công an Trần Thanh Tình canh giữ nghiêm ngặt giang hồ khét tiếng này.  Chính thời gian cùng ăn, cùng ở với tên tướng cướp này trong trại giam, công an Tình phần nào hiểu được vì sao tên cướp khét tiếng này đã khiến cho lực lượng giữ gìn trật tự phải vô cùng vất vả.

Hắn bị ngồi trong nhà giam với cả còng tay, còng chân, chỉ được di chuyển trong một không gian hạn hẹp.

Thế nhưng, trong một buổi trưa, sau khi ăn cơm trưa và chuẩn bị nghỉ trưa thì từ bên phòng mình, công an Tình nghe được những tiếng lộc cộc khả nghi phát ra từ căn phòng giam sát bên bức tường.

Khi nhìn qua cửa thì Tình hoảng hốt vì nền nhà giam hoàn toàn trống rỗng, chỉ còn lại mấy cái còng.

Khi mở cửa phòng giam để vào, công an Tình không thể ngờ rằng, Bạch Hải Đường đang đu người như một con vượn trên trần nhà giam để hòng tháo lưới chui ra ngoài, dù vết thương vẫn còn rất nặng trên chân của hắn.

Đó không phải là lần duy nhất Bạch Hải Đường đã tháo được ổ khóa, tháo còng để đào thoát. Hầu như tất cả ổ khóa dùng để khóa còng chân đều không thể khóa được y.

Sau nhiều lần như thế, công an Tình đã nghĩ ra cách để khống chế được tên cướp vốn có tài ra khỏi nhà giam này là cùm chân và lồng vào một cây sắt to và dài, luồn qua tận bên phòng của công an Tình và làm móc khóa ở đó.  Thế là Bạch Hải Đường không còn cơ hội bẻ khóa nữa.  Hắn chỉ biết ngồi một chỗ và gầm rú như một con thú dữ cho đến ngày hắn không còn nửa.

Do nhiều lần bị thương, không chịu chữa trị, xem thường tính mạng, nên bệnh tật của Bạch Hải Đường ngày càng nặng.  Bạch Hải Đường không thoát khỏi số phận ở tuổi 33.

Hắn bình thản nhắm mắt sau khi kể lại toàn bộ tội lỗi của mình trong 13 năm làm tướng cướp!  Và không lâu sau đó Sài Gòn  xuất hiện Năm Cam.

Tài tử Trần Quang và ký ức về trùm giang hồ Đại Cathay khét tiếng Sài Gòn

Trần Quang, một tên tuổi lớn của làng phim Việt từ trước năm 1975, vẫn còn nhớ như in về trùm giang hồ Đại Cathay mà ông có dịp tiếp xúc lẫn thủ vai trên màn ảnh.

Vốn là diễn viên kịch nói, từng đỗ thủ khoa trường quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn khóa 1 năm 1963 nhưng khi chuyển sang đóng phm Trần Quang trở thành một tên tuổi lớn của làng phim Việt từ trước năm 1975.

Thập niên 1960 – 1970, Trần Quang nổi tiếng với các vai diễn giang hồ, một tài tử có hình thức và nghệ thuật diễn xuất đẳng cấp trong những bộ phim nổi tiếng như: Vết thù trên lưng ngựa hoang, Long hổ sát đấu, Điệu ru nước mắt, Như hạt mưa sa… Đó là những bộ phim làm làm mưa làm gió trên các rạp chiếu bóng với những nhân vật có thật như Đại Ca Thay, James Dean Hùng, Hoàng ghita, Tín Mã Nàm… cũng bởi là những nhân vật có thật mà Trần Quang đã có không ít dịp tiếp xúc ngoài đời.

Tài tử Trần Quang cùng Thẩm Thúy Hằng thời trẻ.

Sau năm 1975, khán giả cả hai miền Nam – Bắc lại thấy Trần Quang tiếp tục tỏa sáng qua các bộ phim như: Cô Nhíp, Cầu Rạch chiếc, Tội lỗi cuối cùng, Con thú tật nguyền… Tên tuổi Trần Quang gắn liền với các mỹ nhân màn ảnh thời đó như: Thẩm Thúy Hằng, Phương Thanh, Kiều Chinh, Thanh Lan, Bạch Tuyết…

Diễn viên Trần Quang từng tham gia khoảng 40 phim với gần 20 vai chính của các đạo diễn hàng đầu.

Không có Đại Cathay, chắc tôi mềm người

Nhắc đến ông là người ta nhắc đến vai diễn Hoàng guitar trong Vết thù trên lưng ngựa hoang’, vai diễn đã giúp ông nhận giải Diễn viên xuất sắc và được ái mộ nhất lần thứ hai năm 1973 do nhật báo Trắng Đen tổ chức.

Phim xoay quanh về cuộc đời của Hoàng guitar, một tay giang hồ lãng tử, nổi tiếng với tài chơi đàn. ”Tôi là người được chọn đóng vai nhân vật này. Tôi nhớ nhất cảnh quay, Hoàng dù đã quy ẩn giang hồ nhưng vì lâm vào hoàn cảnh túng thiếu, vợ lại sắp sinh nên quyết định tham gia phi vụ cuối cùng: cướp hàng ở quân đội Mỹ. Cảnh đó theo quy định tôi sẽ bị bắn nguyên băng đạn M16 trên lưng và gục ngã với cái chết đau thương.

Trần Quang nhận giải “Diễn viên xuất sắc và được ái mộ nhất” lần thứ hai năm 1973.

Thời đó, tổ khói lửa thô sơ, khi chuyên gia gài kíp nổ lên người là tôi run xanh mặt. Nhưng với cảnh quay này, chính tôi là người được phiêu linh với từng cảm xúc, tiếng súng nổ, ánh mắt mịt mờ, lết từng bước dưới mặt đất, nhớ về vợ con trong từng cơn đau uất nghẹn rồi gục chết… Phải nói cảnh này tôi đã làm rơi lệ rất nhiều người xem, nó ấn tượng đến nỗi một ca khúc lừng lẫy như Vết thù trên lưng ngựa hoang đã ra đời ngay sau khi phim chiếu” – Trần Quang hồi tưởng.

Trên phim vào vai khách giang hồ, ngoài đời Trần Quang cũng có mối nhân duyên với một trùm giang hồ nổi tiếng thập niên 1960: Đại Cathay.

Trần Quang kể: “Tôi vốn thích đi nhảy đầm nên trong một lần tôi đi vũ trường Maxxim, thấy cô vũ nữ đẹp, tôi bước lên mời ra sàn để nhảy. Bất thình lình một tay rất to con đến kiếm chuyện tự xưng là Hiếu mặt mâm. Thấy tình thế có vẻ căng thẳng, tôi kêu tính tiền nhưng hắn nhất định không cho. Thế là tôi đánh liều mời hắn ra đường đánh tay đôi để rõ mặt anh hùng, chứ ở đây người ta còn làm ăn nữa.

Trận đấu đó, tôi và Hiếu mặt mâm người đầy thương tích. Đang hồi gay cấn có một nhóm 7 – 8 người của băng Hiếu mặt mâm tính nhào vô đánh tôi. Bỗng có một người trẻ tuổi, tóc quăn rất bảnh trai hét lên và ra lệnh tất cả phải dừng lại. Lúc này tôi mới biết anh ấy là Đại Cathay. Anh ta hẹn tôi tối mai gặp lại. Tôi nghĩ, nếu hôm đó không có Đại Cathay chắc là tôi mềm người.

Qua đêm sau ngồi uống rượu với Đại Cathay để tường thuật rõ đuôi đầu, anh ta bắt Hiếu mặt mâm phải xin lỗi tôi vì khách đến vũ trường là có quyền mời vũ nữ, không được hống hách với khách như vậy. Từ đó, tôi rất nể Đại Cathay vì cách ứng xử trọng nghĩa khinh tài.

Đoàn phim được đàn em Đại Cathay bảo kê

Khi quay bộ phim Điệu ru nước mắt của đạo diễn Lê Hoàng Hoa (năm 1970) nhóm đàn em của Đại Cathay biết tin đã đi theo đoàn phim và kể rất nhiều về những chuyện của Đại Cathay mà nhà văn Duyên Anh chưa từng đề cập. Ngày đó, cả nhóm giang hồ cứ ngầm theo đoàn phim suốt ngày như ngầm bảo kê riêng cho đoàn phim.

Trần Quang trong phim “Vết thù trên lưng ngựa hoang”.

Trong bộ phim Điệu ru nước mắt, Trần Quang vào vai Jame Dean Hùng hay còn gọi là Hùng “đầu bò”, vốn là một tri thức cũ, lãng tử, thích ngao du theo Đại Cathay bởi trọng cái dũng khí, khí khái của con người này. Hòa bình lập lại, ông “rửa tay gác kiếm”, trở thành một ký giả nổi tiếng.

Trần Quang kể tiếp: “Sau bộ phim này tôi mới được định hình là một tài tử điện ảnh. Thời đó báo chí đã giật tít về tôi như vậy: Một nhân dáng điện ảnh vừa xuất hiện, đó là vai Hùng Đầu Bò, một trong sáu chiến hữu thân cận nhất của Đại Cathay trong bộ phim này… Nói thật ngày đó đọc xong thấy mình oai lắm”.

Tuy nhiên trong quá trình quay, tôi đã gặp một sự cố ngoài ý muốn. Số là khi phim sắp hoàn thành, tôi có đến vũ trường Maxxim chơi, đang ngồi vi vu theo tiếng nhạc thì có một anh bồi xách chay rượu đến nói với tôi: Dạ thưa, bàn bên kia có người muốn mời ông chay rượu này. Tôi cũng vui cười tiếp nhận. Lát sau một anh chàng mặc complete trắng trẻo, đẹp trai bước tới nhìn thẳng vào mắt tôi rồi nói: Anh không biết tôi nhưng tôi biết anh, tôi là Hùng Đầu Bò đây. Anh ta gằn giọng: Tôi nghe nói anh đóng phim về tôi, nên tôi nói trước. Nếu anh đóng vai mà không hay tôi sẽ xin anh… tí huyết. Còn nếu anh đóng hay, anh muốn gì ở trong cái vũ trường này tôi chịu hết…. Đêm đó tôi chỉ biết cười”. 

Ngày phim ra mắt, Hùng Đầu Bò trong phong thái lịch lãm bước đến bắt tay Trần Quang nói nhỏ: Anh Quang, tối mai tôi mời anh lên Maxxim chơi với tụi tôi. Đêm đó cả vũ trường náo nhiệt với cả rừng người. Hùng Đầu Bò tới ôm Trần Quang thắm thiết và nói: Em cám ơn anh, anh đóng quá hay và quá đẹp trai, tụi em đâu có thể nào đẹp bằng anh được. Đó là câu nói thật lòng của một tên trùm giang hồ thứ thiệt. 

Chuyện chưa kể về trùm giang hồ khét tiếng Đại Cathay

Hòa trong phong trào những anh hùng giang hồ thời bấy giờ, cố đạo diễn Lê Dân cũng thực hiện bộ phim Loan mắt nhung, dựa trên cuốn tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Thụy Long. Phim nói về một thanh niên bình thường bị hoàn cảnh xã hội đưa đẩy trở thành tay du đãng nổi tiếng. Đó là hình tượng giống như thật với cuộc đời của Đại Cathay.

Hình phác hoạ chân dung Đại Cathay.

Phim này cũng đi kèm với một ca khúc rất nổi tiếng – Loan mắt nhung của nhạc sĩ Thái Ngọc Sơn. Ông năm nay 84 tuổi và được xem là người cùng thời với Đại Cathay: “Thời đó, những ca khúc như Loan mắt nhung hay Vết thù trên lưng ngựa hoang… được khán giả đón nhận rất nồng nhiệt. Đó là thời điểm giang hồ làm mưa làm gió, tự tranh hùm xưng bá. Kẻ mạnh làm vua và thua thuần phục hoặc tự giải tán”. 

Chân dung thủ lĩnh ở rạp chiếu bóng truyện, phim, nhạc… đều để lại quá nhiều ấn tượng về trùm giang hồ Đại Cathay, vậy ngoài đời ông ấy là người như thế nào? Trả lời thắc mắc này, diễn viên Trần Quang nói: “14 tuổi Đại Cathay chỉ là đứa trẻ đánh giày, bán báo nhưng trong các trận ẩu đả để tranh giành khách luôn giành chiến thắng bởi sự lỳ đòn, lại biết phân chia công bằng cho đám bạn nên sớm được tôn làm đại ca. Biệt danh Đại Cathay (đặt theo tên rạp chiếu bóng) ra đời từ đây”. 

Khi làm đại ca, công việc của Đại Cathay là tập hợp đàn em cắt cử công việc, bàn giao địa bàn và phân chia tiền bạc. Với bản tính khí khái, hào phóng, Đại Cathay luôn sòng phẳng, tương trợ những người yếu đuối nên đàn em rất phục. Quân số của Đại Cathay nhanh chóng gia tăng. Sau những trận tranh giành địa bàn, Đại Cathay nhiều lần bị bắt. Bảo vệ đàn em, Đại Cathay luôn nhận trách nhiệm về phần mình. Đại Cathay quỳ trên sàn nhà, 2 người 2 bên xốc ngược tay, cạy mồm và bị thả vào đó 1 con gián sống chạy tuột vào dạ dày. Ngứa ngáy, kinh tởm, ói ra mật xanh nhưng Đại Cathay vẫn câm như hến. 

Trong cuộc đời mình, Đại Cathay bị bắt tổng cộng 10 lần. Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan, Giám đốc Nha cảnh sát ra lệnh cho Đại Cathay giải tán băng đảng, Đại Cathay khôn khéo từ chối: “Giang hồ không có vua. Tôi đâu có ra lệnh cho các băng khác được”. Sau những câu chuyện đó, Đại Cathay càng được giới giang hồ nể.

Nhận thấy Đại Cathay là mối nguy hiểm tiềm ẩn, Tổng nha Cảnh sát đã họp bàn quyết định đưa anh ra “an trí” tại đảo Phú Quốc vào ngày 28/11/1966. Đại Cathay lúc đó mới chỉ 26 tuổi. Nếu đúng theo lời đồn đại, Đại Cathay đã chết cách đây hơn 50 năm. Cái chết bí ẩn này được xem là dấu chấm hết cho phong cách “du đãng” hồi thập niên 1960, với đặc tính: chơi trội và chơi “có hậu” theo luật giang hồ.Theo Vietnamnet

Cuộc khủng hoảng của gái mại dâm ở Thái Lan

Hàng nghìn người hành nghề mại dâm ở Thái Lan chật vật khi mất việc, phải ngủ ngoài đường khi lệnh giãn cách chống dịch Covid-19 được áp dụng.

Đối với Anna, phố đi bộ của Pattaya không chỉ là khu đèn đỏ nổi tiếng Thái Lan, đây là nơi làm việc của cô trong 12 năm qua.

Giữa những dãy hộp đêm, quán bar và tiệm massage, cô và những người hành nghề mại dâm khác từng chào đón khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới. Nhiều người đã xây dựng cuộc sống của họ ở đây, mong muốn tìm kiếm một tương lai tốt đẹp hơn.

Giờ đây, phố đi bộ của thành phố ven biển Chonburi không còn là nơi giải trí và mang đến nhiều cơ hội nữa. Theo Channel News Asia, từ năm 2020, khách du lịch đã biến mất khỏi Thái Lan khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Các tụ điểm giải trí ban đêm từng cung cấp việc làm cho những người hành nghề mại dâm đã đóng cửa.

“Thật đáng buồn. Bây giờ, khi mặt trời sắp lặn, Pattaya trông như một thành phố bỏ hoang. Chẳng có bóng người nào trên phố đi bộ. Nó khiến tôi muốn khóc. Đây từng là nơi giúp nhiều người kiếm sống và xây dựng mơ ước về tương lai”, Anna nói.Thái Lan nổi tiếng với những khu phố đèn đỏ. Ảnh: iStock/David Bokuchava.

mai dam o Thai Lan anh 1
mai dam o Thai Lan anh 1
Thái Lan nổi tiếng với những khu phố đèn đỏ. Ảnh: iStock/David Bokuchava.

Khổ sở vì đại dịch

Anna là một trong hàng nghìn người hành nghề mại dâm ở Thái Lan được cho đã mất nguồn thu nhập do đại dịch Covid-19.

Theo SWING, một tổ chức địa phương hợp tác chặt chẽ với những người trong ngành này để thúc đẩy quyền và hạnh phúc của họ, đại dịch đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến những người hành nghề mại dâm.

Nhiều người làm việc tại các tụ điểm giải trí về đêm. Tuy nhiên, chính phủ đã nhiều lần ra lệnh đóng cửa các địa điểm này kể từ năm ngoái để ngăn chặn sự lây nhiễm virus.

“Hàng trăm nghìn người hành nghề mại dâm ở Thái Lan để nuôi sống bản thân và gia đình bỗng dưng rơi vào cảnh thất nghiệp. Họ không được nhà nước chăm sóc hay cho bất kỳ khoản trợ cấp nào trong hơn một năm nay. Thật khó tưởng tượng được họ tồn tại ra sao khi không có bất kỳ khoản thu nhập nào”, Surang Janyam, giám đốc SWING, cho biết.

“Mại dâm đã giúp chúng tôi tồn tại. Hiện giờ, ai cũng chật vật tìm việc, làm gì cũng được. Một số đã trở thành trợ lý cửa hàng, nhân viên phục vụ bàn hoặc nhân viên tại các trạm xăng dầu. Những người khác gia nhập các công ty giao hàng thực phẩm hoặc làm ở công trường xây dựng. Tuy nhiên, vẫn có những người không thể tìm được việc làm nào”, Arsio Laechoe, người từng làm việc trong một quán bar ở Chiang Mai, cho biết.Một góc khu phố Pattaya trước khi có lệnh giãn cách xã hội. Ảnh: iStock/Tieataopoon.

mai dam o Thai Lan anh 2
mai dam o Thai Lan anh 2
Một góc khu phố Pattaya trước khi có lệnh giãn cách xã hội. Ảnh: iStock/Tieataopoon.

Hoạt động mại dâm là bất hợp pháp ở Thái Lan. Tuy nhiên, đất nước này từ lâu đã nổi tiếng với những khu đèn đỏ nhộn nhịp ở các điểm du lịch nổi tiếng như Bangkok, Pattaya và Phuket.

Theo Surang, có khoảng 200.000 người hành nghề mại dâm ở Thái Lan. Nhiều người trong số họ đã đấu tranh để hoạt động mại dâm được hợp pháp hóa, điều này sẽ đảm bảo họ được bảo vệ và nhận phúc lợi cơ bản như các nghề khác được hưởng.

“Nếu nhà nước lắng nghe chúng tôi, những người hành nghề mại dâm sẽ trở thành lao động hợp pháp. Vì vậy, khi một cuộc khủng hoảng như thế này xảy ra, sẽ có tiền từ quỹ an sinh xã hội để giúp họ”, Surang nói.

Hầu hết người hành nghề mại dâm không được đăng ký vào hệ thống an sinh xã hội vì tính chất tội phạm trong công việc của họ. Điều này có nghĩa là họ không thể tiếp cận các phúc lợi an sinh xã hội, bao gồm cả tiền cứu trợ cho những nhân viên được bảo hiểm thất nghiệp do các biện pháp phòng chống Covid-19 của chính phủ.

Đạo luật ngăn chặn và trấn áp mại dâm năm 1996 của Thái Lan trừng phạt bất kỳ ai gạ gẫm hoặc tự quảng cáo để bán dâm với mức phạt lên tới 1.000 baht (30 USD).

Những người hành nghề mại dâm cũng có thể phải đối mặt với án tù lên đến hai năm và phạt tiền từ 10.000-40.000 baht nếu họ quảng cáo bản thân để bán dâm bằng bất kỳ hình thức nào.

Tương lai mờ mịt

Thái Lan đang phải đối mặt với làn sóng Covid-19 dai dẳng, với trên 20.000 ca mắc mới mỗi ngày suốt một tháng qua. Biến chủng Delta khiến nguy cơ lây lan dịch trên toàn quốc.

Các câu lạc bộ đêm và quán bar đã đóng cửa trong vài tháng do các hạn chế để kiểm soát đại dịch. Nhiều địa phương có tỷ lệ lây nhiễm cao như Bangkok và Chonburi thực hiện lệnh giới nghiêm từ 21h tối đến 4 giờ sáng hôm sau, khiến những người hành nghề mại dâm càng khó tìm được khách hơn.

“Một số người hành nghề mại dâm không có tiền trả phòng trọ đã phải ngủ ngoài bãi biển, hay ngủ trong các quán rượu và quán bar đã đóng cửa, nằm sau quầy vào ban đêm”, Anna nói.

Những ngày này, cô làm việc bán thời gian cho SWING, giúp liên lạc với những người hành nghề mại dâm cần giúp đỡ.Đại dịch khiến những con phố đèn đỏ trở nên vắng vẻ. Ảnh: iStock/arcady_31.

mai dam o Thai Lan anh 3
mai dam o Thai Lan anh 3
Đại dịch khiến những con phố đèn đỏ trở nên vắng vẻ. Ảnh: iStock/arcady_31.

Từ năm 2020, SWING đã cung cấp thức ăn, nước uống và thuốc men cho những người có nhu cầu, giúp những người hành nghề mại dâm bị nhiễm Covid-19 tìm cách điều trị y tế.

Ở miền bắc Thái Lan, trung tâm hỗ trợ của Empower Foundation đang bận rộn hỗ trợ cả người Thái và người hành nghề mại dâm bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Tổ chức này đã ủng hộ quyền giáo dục và phúc lợi của người bán dâm trong hơn 30 năm, hiện có hơn 50.000 thành viên trong mạng lưới bao phủ các vùng khác nhau của Thái Lan.

Sự thực về thân phận của thủ lĩnh Thiên Địa Hội

 Người ta cũng phát hiện có nhiều tài liệu khác nói rằng Trần Cận Nam không phải là hòa thượng mà là một đạo sĩ.

“Làm người mà không quen biết Trần Cận Nam thì dù có gọi là anh hùng cũng uổng phí!”. Chỉ một câu của Kim Dung cũng đủ làm người ta hình dung ra một thủ lĩnh Thiên Địa Hội đầu đội trời, chân đạp đất, văn có thể trị quốc, an thiên hạ, võ có thể xoay chuyển càn khôn.

 Tuy nhiên, những phát hiện sử liệu mới nhất lại cho người ta những sự thực bất ngờ về vị tổng đà chủ nổi danh trong cả đời thực lẫn tiểu thuyết này…

Huyền thoại về thủ lĩnh Thiên Địa Hội

Có thể nói, trong thế giới tiểu thuyết của Kim Dung, Trần Cận Nam là người duy nhất được tác giả này dành cho lời ca ngợi hết mực như vậy. Vậy Trần Cận Nam là ai? Những người đã từng đọc qua tiểu thuyết “Lộc Đỉnh ký” của Kim Dung chắc chắn không ai không biết nhân vật họ Trần này.

 Trong tác phẩm trên, Trần Cận Nam – thủ lĩnh của Thiên Đại Hội – được Kim Dung mô tả là “một thư sinh trung niên ăn mặc theo lối văn sĩ” nhưng lại rất giỏi võ công và giàu lòng nghĩa khí.

Văn có thể trị quốc an thiên hạ, võ có thể xoay chuyển càn khôn, lại là người thấy việc bất bình chẳng tha, Trần Cận Nam là thần tượng của không ít nhân sĩ trong võ lâm.

Tuy nhiên, Trần Cận Nam không phải là thủ lĩnh tối cao mà là thuộc hạ của Trịnh Thành Công – thủ lĩnh chủ trương chống lại nhà Thanh, lập lại nhà Minh. Chính Trịnh Thành Công là người ra lệnh cho Trần Cận Nam thành lập ra Thiên Địa Hội để chống nhà Thanh và 10 đường chủ của Thiên Địa Hội đều là thuộc tướng của Trịnh Thành Công.

Trong thế giới tiểu thuyết của Kim Dung có hai nhân vật, hai tổng đà chủ đều mang họ Trần. Một người là Trần Gia Lạc – thủ lĩnh của Hồng Hoa Hội và người còn lại chính là Trần Cận Nam – thủ lĩnh của Thiên Địa Hội.

 Theo mô tả của Kim Dung, Trần Gia Lạc là một người võ công cực kỳ siêu phàm, tính cách khí khái, nghĩa hiệp, là một đấng anh hùng thời loạn chuẩn mực.

Tuy nhiên, so với Trần Cận Nam, Trần Gia Lạc dường như vẫn bị Kim Dung xếp ở hàng thứ yếu.

Nếu như Trần Gia Lạc được Kim Dung chú trọng mô tả phần võ công, lời nói thì khi miêu tả Trần Cận Nam, Kim Dung lại dồn hết bút lực của mình cho tài năng tổ chức và lãnh đạo bang hội, khả năng mưu lược và viễn kiến của một lãnh tụ thiên bẩm.

 Trên thực tế, là một thủ lĩnh, võ công siêu phàm chỉ là điều kiện thứ yếu, viễn kiến, quyết đoán, mưu lược mới là phẩm chất cần thiết. Trần Cận Nam không chỉ có võ công siêu phàm mà còn hội tụ đầy đủ tất cả những phẩm chất này.

Có thể nói, trong thế giới tiểu thuyết của Kim Dung, khó có thể có một nhân vật nào hoàn hảo và được tác giả võ hiệp nổi tiếng này ưu ái như Trần Cận Nam.

Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất giữa Trần Gia Lạc và Trần Cận Nam có lẽ không phải là ở tính cách hay phẩm chất, cũng chẳng phải sự ưu ái hay không của tác giả Kim Dung mà là ở chỗ, nếu như Trần Gia Lạc và Hồng Hoa Hội là sản phẩm hư cấu hoàn toàn của Kim Dung thì Trần Cận Nam và Thiên Địa Hội lại có thực trong lịch sử Trung Quốc.

Theo những gì Kim Dung mô tả thì Trần Cận Nam vốn tên thật là Trần Vĩnh Hoa, người tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Trong tác phẩm “Lộc Đỉnh ký”, trong đoạn Trần Cận Nam nhận Vi Tiểu Bảo làm đệ tử, có nói: “Ta họ Trần, tên là Cận Nam.

Ba chữ Trần Cận Nam này là để dùng trong giang hồ. Nay ngươi bái ta làm thầy, phải biết tên thật của ta. Ta tên thật là Trần Vĩnh Hoa…”.

Trần Vĩnh Hoa vốn là một thuộc tướng của Trịnh Thành Công – một thủ lĩnh quân nổi dậy chống nhà Thanh ở Đài Loan – và được Trịnh giao cho nhiệm vụ trở về lục địa, đổi tên thành Trần Cận Nam và sáng lập nên Thiên Địa Hội nhằm tập hợp những người trung thành với nhà Minh để chống lại nhà Thanh.

Theo khảo cứu của các nhà lịch sử thì trong lịch sử xác thực là có tồn tại nhân vật Trần Vĩnh Hoa.

Sử liệu chép rằng, cha của Trần Vĩnh Hoa là Trần Đỉnh, đỗ cử nhân năm 1627, trúng tiến sĩ năm 1644. Sau khi nhà Thanh vào Trung Nguyên, vua Sùng Trinh tự sát, Trần Đỉnh lui về quê ở ẩn, tránh thời loạn lạc.

Vào năm 1648, khi Trịnh Thành Công – một thủ lĩnh phản Thanh phục Minh – đem quân tấn công vào Đồng An (thuộc tỉnh Phúc Kiến), Trần Đỉnh từng gặp và cho Trịnh rất nhiều lời khuyên hữu ích. Tới khi quân Thanh tấn công vào Đồng An, Trần Đỉnh đã treo cổ tự sát. Trần Vĩnh Hoa khi đó mới 15, 16 tuổi.

Khi quân Thanh vào thành, Trần Vĩnh Hoa đã bỏ trốn khỏi Đồng An. Khi đó, Trịnh Thành Công chiếm cứ Hạ Môn (cũng thuộc tỉnh Phúc Kiến), mưu đồ phản Thanh phục Minh, vì vậy tìm mọi cách để lôi kéo các nhân sĩ trí thức trong cả nước về với mình.

Khi đó, Binh bộ Thị lang là Vương Trung Hiếu đã tiến cử Trần Vĩnh Hoa với Trịnh Thành Công. Sau khi Trần Vĩnh Hoa tới gặp và trò chuyện với Trịnh, Trịnh vui mừng lắm, nói: “Vĩnh Hoa, cậu thật là Ngọa Long tái thế!”.

 Từ đó về sau, Trần Vĩnh Hoa nhận chức Tham quân trong đội quân phản Thanh phục Minh của Trịnh Thành Công. Sau khi liên tiếp gặp thất bại trong các chiến dịch quân sự ở miền Nam Trung Quốc, Trịnh Thành Công đưa toàn bộ tướng sĩ lẫn gia quyến vượt biển ra đảo Đài Loan.

Tại đây, Trịnh tổ chức một hạm đội đánh bại công ty Đông Ấn Hà Lan đang chiếm cứ đảo này, chiếm lại đảo Đài Loan và xây dựng một triều đại riêng, chống lại nhà Thanh. Tại Đài Loan, chính Trần Vĩnh Hoa là người được Trịnh Thành Công giao cho nhiệm vụ kiến thiết và phát triển Đài Loan.

Dưới sách lược của Trần Vĩnh Hoa và sự nỗ lực của những trí thức trung thành với nhà Minh, Trịnh Thành Công đã xây dựng một đế chế của riêng mình tồn tại trên đảo Đài Loan tới hơn 20 năm.


Ngoài Trần Vĩnh Hoa, nghiên cứu của các sử gia cũng khẳng định Thiên Địa Hội là một tổ chức có thực trong lịch sử.

Tuy nhiên, nó chỉ là một trong những bang hội “phục Minh, phản Thanh” vốn rất phổ biến ở đầu thời kỳ nhà Thanh chứ không phải là một bang hội đông đúc với phạm vi hoạt động lớn như những gì Kim Dung miêu tả trong những cuốn tiểu thuyết của mình.

Địa bàn hoạt động của Thiên Địa Hội chủ yếu là ở các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Giang Tây, Chiết Giang, Hồ Nam, Vân Nam,… Hoạt động của Thiên Địa Hội càng ngày càng trở nên công khai và rầm rộ bắt đầu từ thời Khang Hy.

Các thành viên của Thiên Địa Hội dùng đủ mọi phương cách tổ chức các cuộc chiến đấu chống lại triều đình phong kiến nhà Thanh.

Tuy nhiên, kể từ thời vua Đạo Quang trở đi, khi Trung Quốc bước vào thời kỳ thực dân nửa phong kiến thì mục tiêu của Thiên Địa Hội bắt đầu chuyển hướng sang chống lại sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân và sự áp bức của chế độ phong kiến Thanh triều.

 Sau này, phạm vi hoạt động của Thiên Địa Hội còn mở rộng ra cả Đông Nam Á và châu Mỹ La tinh, trở thành tổ chức của những người Hoa Kiều chống lại sự tàn bạo của chủ nghĩa thực dân phương Tây.

Tuy nhiên, khác với những gì Kim Dung miêu tả trong tác phẩm “Lộc Đỉnh ký”, Trần Cận Nam hoàn toàn không phải là người sáng lập ra Thiên Địa Hội.

Ngoài ra, Trần Cận Nam cũng hoàn toàn không biết võ công chứ không phải là một cao thủ võ nghệ siêu phàm giống như Kim Dung mô tả. Trong quá trình tồn tại của mình, Thiên Địa Hội đã tổ chức rất nhiều cuộc nổi dậy chống lại chính quyền nhà Thanh.

Một trong những cuộc khởi nghĩa lớn nhất diễn ra tại Đài Loan do Lâm Sướng Văn dẫn đầu. Trong số những cuộc khởi nghĩa mà Thiên Địa Hội tổ chức chống lại nhà Thanh, người ta hoàn toàn không thấy tên tuổi của Trịnh Vĩnh Hoa.

Vì vậy, nhiều người cho rằng, Trần Cận Nam có thể chỉ là một nhân vật hư cấu có nguyên mẫu thực chính là Trần Vĩnh Hoa. Song, do sự phổ biến quá lớn của những tác phẩm của Kim Dung, người ta dần dần đồng nhất Trần Cận Nam với Trịnh Vĩnh Hoa ngoài đời thực. Tuy nhiên, những bất ngờ về vị thủ lĩnh của Thiên Địa Hội không chỉ dừng lại ở sự khác biệt giữa đời thực và tiểu thuyết.

Và những phát hiện bất ngờ mới nhất

Gần đây, các nhà nghiên cứu vừa phát hiện ra một khối lượng lớn các tài liệu lưu hành nội bộ của Thiên Địa Hội tại Bảo tàng The British của Anh. Trong những tài liệu này có ghi chép rất rõ về nguồn gốc và quá trình hình thành của Thiên Địa Hội.

Cũng trong những tư liệu mới được phát hiện này, người ta đã có những khám phá bất ngờ về thân phận của thủ lĩnh Thiên Địa Hội Trần Cận Nam.

Theo những gì các tài liệu này ghi chép thì vào những năm đầu thời vua Khang Hy, có một bộ phận người dân tộc thiểu số sống ở vùng phía Tây của Trung Quốc đã dẫn quân tấn công vào vùng nội địa.

 Triều đình đã phái quân tới dẹp loạn nhưng liên tiếp gặp phải thất bại. Lúc đó, các võ tăng từ chùa Thiếu Lâm ở Phúc Kiến tới đầu quân, dùng võ nghệ tinh thông cũng như mưu lược của họ để đánh lui quân phiến loạn.

Tuy nhiên, sau khi giúp quân triều đình giành được thắng lợi, những vị võ tăng này âm thầm trở về Thiếu Lâm Tự, không chịu nhận ban thưởng của triều đình.

Một quan đại thần biết chuyện mới tâu lên Hoàng đế rằng những hòa thượng này lập công lớn mà lại không chịu nhận ban thưởng, rõ ràng là có ý đồ khác. Họ giỏi võ công như vậy, nếu một ngày nào đó tạo phản, chống lại triều đình thì quân triều đình khó có thể tiêu diệt được.

Chi bằng, ta ra tay trước, bất ngờ tiêu diệt sạch bọn chúng. Hoàng đế nghe đại thần nói có lý, bèn phái đại quân bao vây chùa Thiếu Lâm Tự rồi phóng hỏa đốt chùa. Ngọn lửa cháy liên tiếp trong nhiều ngày, biến ngôi chùa Thiếu Lâm uy nghi trở thành một đống tro tàn.

Đại đa số các hòa thượng trong chùa đều bị thiêu chết, chỉ có 5 võ tăng nhờ công phu thượng thừa của mình mới thoát khỏi ngọn lửa và vòng vây của quân triều đình để chạy thoát.

Sau khi thoát khỏi sự truy sát của quân triều đình, 5 vị võ tăng này đều lấy lại tên tục, lần lượt gọi là Mã Siêu Hưng, Phương Đại Hồng, Hồ Đức Đế, Thái Đức Trung, Lý Sắc Khai.

Để báo thù cho những đồng môn của mình đã bị thiêu chết, 5 vị cao tăng quyết định tìm gặp các cao nhân võ lâm nhờ giúp đỡ, tổ chức một đội nghĩa quân chống lại triều đình nhà Thanh.

Trong quá trình tìm kiếm người giúp đỡ, họ nghe nói ở một ngôi chùa tại Huệ Châu tỉnh Quảng Đông có một vị hòa thượng tên là Vạn Vân Long, võ công hơn hẳn họ một bậc. Vì vậy, cả 5 người lặn lội tới Huệ Châu mời Vạn Vân Long làm thủ lĩnh của họ.

Ngoài ra, còn có một hòa thượng tên là Trần Cận Nam, võ công tuy không giỏi giang như Vạn Vân Long, song lại là người túc trí đa mưu, rất giỏi việc sách hoạch, mưu lược, văn tài xuất chúng, vì vậy được họ mời tới làm quân sư cho nghĩa quân.

Sau đó, nghĩa quân của Vạn Vân Long, Trần Cận Nam cùng 5 vị cao tăng này đã đánh nhau với quân nhiều đình nhiều trận nhưng đều thất bại, Vạn Vân Long không may tử trận.

Lúc bấy giờ, Trần Cận Nam cho rằng, chỉ dựa vào số lượng binh lính ít ỏi của nghĩa quân hiện tại thì khó có thể chống lại được quân triều đình. Vì vậy, muốn thắng được triều đình nhà Thanh buộc phải thành lập một tổ chức với quy mô lớn.

Dưới sự tổ chức và hoạch định của Trần Cận Nam, họ cùng nhau thành lập tổ chức Thiên Địa Hội. Thiên Địa Hội chia làm 5 “phòng”, 5 vị võ tăng của Thiếu Lâm trở thành phòng chủ của 5 phòng này.

Lúc này, Trần Cận Nam vừa là tổng phòng chủ vừa kiêm quân sư của hội. Sau khi thành lập Thiên Địa Hội, Trần Cận Nam phái 5 phòng chủ đi tới các tỉnh là Quảng Đông, Quảng Tây, Chiết Giang, Phúc Kiến, Vân Nam, Quý Châu, Giang Tây, Hồ Bắc,… để phát triển lực lượng.

Trải qua vài chục năm, Thiên Địa Hội đã trở thành một bang hội có quy mô lớn, tổ chức chặt chẽ, có hội viên ở khắp các tỉnh phía Nam của Trung Quốc, thậm chí phát triển ra cả đảo Đài Loan.


Lúc đó, tổng phòng chủ Trần Cận Nam cùng các phòng chủ như Mã Siêu Hưng, Phương Đại Hồng đều đã chết.

Tuy nhiên, dù các vị lãnh tụ  mới nối tiếp nhau kế thừa Thiên Địa Hội, song họ đều nhất loạt tôn xưng Vạn Vân Long là thủ lĩnh, còn 5 vị võ tăng Mã Siêu Hưng, Phương Đại Hồng, Hồ Đức Đế, Thái Đức Trung, Lý Sắc Khai là “ngũ tổ”.

Thiên Địa Hội là một tổ chức chống lại triều đình nhà Thanh, vì vậy đối với chính quyền Thanh triều, họ nằm ngoài pháp luật.

Các thành viên của bang hội nếu không cẩn thận còn bị bắt. Để đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động, Trần Cận Nam đã soạn một số câu ám hiệu dùng để các hội viên có thể nhận ra nhau khi liên lạc.

Các câu ám hiệu của Thiên Địa Hội có rất nhiều loại khác nhau nhưng câu nói được phổ biến rộng rãi nhất để các hội viên Thiên Địa Hội có thể nhận ra nhau chính là: “Địa chấn cao cương thiên cổ tại, tam hợp hà thủy vạn niên lưu”.

Khi một người tới nhà một người khác, chủ nhà sẽ đọc một nửa vế đầu: “Địa chấn cao cương thiên cổ tại”. Người mới đến sẽ đọc vế còn lại rằng: “Tam hợp hà thủy vạn niên lưu”.

Nếu như đọc đúng thì chứng tỏ người mới đến là người của Thiên Địa Hội, còn nếu đọc sai thì chắc chắn là không phải.

Những người không biết nhau gặp nhau trên đường cũng có những ám hiệu riêng để biết xem người đó có phải là người của Thiên Địa Hội hay không. Chẳng hạn như một người muốn biết thân phận thật của một người khác, sẽ hỏi: “Anh từ đâu tới?”. Người được hỏi sẽ trả lời: “Minh”.

Lại hỏi: “Vậy anh đi đâu?” Người được hỏi lại trả lời: “Thanh”. Câu trả lời này hàm nghĩa “trừ bỏ nhà Thanh”. Hoặc nếu như nửa đêm gặp nhau, sẽ hỏi: “Đêm nay trăng vì sao không sáng?”. Câu trả lời chính xác để chứng minh thân phận là: “Phục Minh chính là thời điểm đoàn tụ vậy”.

Những tài liệu được lưu trữ tại Bảo tàng The British còn nhắc tới một người tên là Chu Hồng Anh. Người này tự xưng là con cháu dòng đích của vua Sùng Trinh nhà Minh.

Chu gia nhập Thiên Địa Hội từ khi bang hội này mới bắt đầu thành lập và đóng vai trò như một cột trụ về tinh thần cho Trần Cận Nam và 5 vị võ tăng.

Bởi lẽ, trong tên của Chu có một chữ “Hồng”, vì vậy Trần Cận Nam và những người của Thiên Địa Hội mới gọi bang hội của mình là Hồng môn.

Ghi chép trong những tài liệu tìm thấy có nhiều điểm giống với sự lý giải lâu nay mà người ta vẫn thường nhắc tới.

Tuy nhiên, có rất nhiều điểm khác với những gì mà người ta vẫn nghĩ: Thứ nhất, trong quan niệm lâu nay, Trần Cận Nam hay Trần Vĩnh Hoa là một thư sinh, văn võ song toàn, tuy nhiên, trong những tài liệu mới được phát hiện thì Trần Cận Nam lại là một hòa thượng, võ công không hề thượng thừa như miêu tả mà chỉ bình bình.

Tài năng vượt trội của Trần Cận Nam cũng không phải là thủ lĩnh mà chính là quân sư.

Thứ hai, theo như mô tả của Kim Dung thì những cốt cán của Thiên Địa Hội, tức là 10 đường chủ, đều là những thuộc tướng dưới quyền của Trịnh Thành Công.

Tuy nhiên, theo như tài liệu lưu trữ tại Bảo tàng The British thì họ là 5 võ tăng xuất thân từ chùa Thiếu Lâm ở Phúc Kiến, hoàn toàn chẳng có mối liên hệ nào với Trịnh Thành Công. Thứ ba, nhân vật Vạn Vân Long chính là Trịnh Thành Công ngoài đời thực và trong tiểu thuyết của Kim Dung.

Tuy nhiên, Vạn Vân Long không giống như Trịnh Thành Công, Vạn Vân Long là một hòa thượng ở tỉnh Quảng Đông.

Thứ tư, trong mô tả của Kim Dung, Thiên Địa Hội chia làm 10 đường, trong khi đó, theo mô tả của tài liệu này thì Thiên Địa Hội chỉ có 5 phòng mà thôi. Thứ năm, cách giải thích của tài liệu về tên gọi “Hồng môn” khác hoàn toàn với Kim Dung.

Theo Kim Dung thì chữ Hồng bắt nguồn từ chữ “Hán” (漢), chỉ người Trung Quốc. Do người Hán bị người Mãn chiếm mất đất đai, lãnh thổ, vì vậy bỏ chữ “thổ” (土) trong chữ Hán đi sẽ có chữ Hồng.

Thiên Địa Hội là tổ chức chống nhà Thanh, một bộ tộc ngoại lai, vì vậy mới dùng lấy chữ Hồng để đặt tên nhằm ghi nhớ nỗi nhục mất nước đó. Tuy nhiên, theo cách giải thích của tài liệu nói trên thì cái tên Hồng môn lại bắt nguồn từ tên của Chu Hồng Anh – một tông thất triều Minh.

Từ so sánh này có thể thấy rằng, nếu như những ghi chép từ sử liệu được tìm thấy ở Anh là đúng sự thực thì rõ ràng Trần Cận Nam không phải là Trần Vĩnh Hoa như lâu nay người ta vẫn nghĩ.

Không những thế, cũng theo mô tả này thì Trận Cần Nam không những không phải là một thư sinh mà là một hòa thượng, thủ lĩnh của Thiên Địa Hội cũng không phải là một cao thủ võ công thượng thừa mà là một người không hề giỏi võ công.

Tuy nhiên, cũng có thể những gì ghi chép trong tư liệu này không hẳn là sự thực mà là câu chuyện do các thành viên của Thiên Địa Hội bịa đặt ra trong một giai đoạn phát triển nào đó của bang hội này.

Bởi lẽ, ngoài tài liệu nói trên, người ta cũng phát hiện có nhiều tài liệu khác nói rằng Trần Cận Nam không phải là hòa thượng mà là một đạo sĩ.

Cũng có tài liệu lại nói, Trần Cận Nam không phải là hòa thượng cũng chẳng phải là đạo sĩ mà là một Hàn Lâm viện Học sĩ kiêm Binh bộ Thượng thư nhưng do nhà Thanh đối xử bất công nên mới từ chức, sau đó cùng với các võ tăng ở Thiếu Lâm Tự sáng lập nên Thiên Địa Hội.

Những câu chuyện này đều là những câu chuyện mang đậm tính truyền thuyết, sự khác biệt nhau nhiều khi rất lớn. Điều đó chứng mình rằng, nhất định có nhiều câu chuyện không phải là sự thực, hoặc tất cả chúng đều không phải là sự thực. Điều này không loại trừ cả những tài liệu vừa được phát hiện tại bảo tàng nước Anh.

Nguyễn Văn Đợt kẻ đầu độc Tướng Nguyễn Giác Ngộ?

Thiếu Tướng Nguyễn Giác Ngộ (1897 – 1967) nguyên là một cựu tướng lĩnh của Quân đội Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Thiếu tướng.  Ông tên thật là Nguyễn Văn Ngượt tự Giác Ngộ, sinh ngày 18 tháng 5 năm 1897 tại Long Điền, Long Xuyên, miền tây Nam phần trong một gia đình trung nông.

Ông nguyên là sĩ quan cao cấp của Giáo phái Hoà Hảo. Ông được đào tạo ở trường Nội ứng Nghĩa đinh mở ra ở Cái Vồn, Nam Kỳ do Pháp huấn luyện. Hơn 10 năm đứng trong hàng ngũ của Quân đội Giáo phái, được trọng dụng và được phong từ sĩ quan cấp úy đến cấp tá, cuối cùng là Thiếu tướng Tư lệnh Lực lượng Quân đội Hòa Hảo. Năm 1950 ông trở về hợp tác với Quân đội Quốc gia do Quốc trưởng Bảo Đại làm Tổng Chỉ huy.

Thiếu tướng Nguyễn Giác Ngộ lúc còn sống

Năm 1949 thực dân Pháp tìm đủ cách khủng bố, bức ép bộ đội Nguyễn Trung Trực của Nguyễn Giác Ngộ phải ra hợp tác với quân đội Viễn Chinh Pháp, nhưng vì trung thành với lập trường quốc gia kháng chiến nên Bộ đội Nguyễn Trung Trực bị tấn công tới tấp bằng hải lục không quân, dồn ép phải rút về kinh Cựu Hội (Cái Tàu Thượng) địa giới giữa vùng Quốc Gia và Việt Minh.

Mặc dầu bị đặt vào thế kẹt giữa hai gọng kềm Thực Dân và  Việt Minh, nhưng tướng Nguyễn Giác Ngộ và Bộ đội Nguyễn Trung Trực vẫn cương quyết giữ vững lập trường kháng chiến thà chịu cảnh cùng khốn thiếu đạn dược, thiếu vũ khí nhưng được nhân dân tiếp tế dồi dào, chớ không chịu chấp nhận điều kiện ra hợp tác với Thực Dân cướp nước.

Sau khi Huỳnh Giáo Chủ bị Nguyễn Long Châu  ám hại, ông Nguyễn Giác Ngộ đã chọn lựa thái độ: ông trao võ khí của bộ đội Nguyễn Trung Trực mà ông là chỉ huy trưởng, cho các ông Trần Văn Soái, Lâm Thành Nguyên ra hợp tác với Pháp để cứu đồng đạo, chớ không đích thân “bắt tay người Pháp”.

Ngày 1 tháng 6 năm 1955, ông làm lễ tuyên thệ hợp tác với Chính phủ Quốc gia, dưới sự chủ toạ của Thủ tướng Ngô Đình Diệm. Ba ngàn binh sĩ Hòa Hảo dưới quyền Tư lệnh của ông cũng được biên chế và đồng hóa cấp bậc của Quân đội Việt Nam Cộng hòa.

Thiếu tướng. Nguyễn Giác Ngộ – Tư lệnh Bộ đội Nguyễn Trung Trực của Phật giáo Hòa Hảo

Tháng 6 năm 1957, ông được cử đến Quảng Nam để tổ chức đoàn Thám sát Xuyên sơn và thực hiện kế hoạch Phát triển Kinh tế. Sau đó, ông phục vụ tại Bộ Quốc phòng cho đến ngày giải ngũ.

Ngày 21 tháng 3 năm 1965, Tướng Nguyễn Giác Ngộ được giải ngũ vì lý do lớn tuổi. Ông trở về quê ở Long Xuyên định cư và sinh sống.

Ngày 2 tháng 2 năm 1967, vì bạo bệnh ông từ trần tại Chợ Mới, Long Xuyên. Hưởng thọ 70 tuổi.

Có một số nguồn tin nghi vấn, để trừ hậu họa Nguyễn Long Châu giáo chủ Tà đạo tại miền Tây khi đó đã cử 1 thanh niên trẻ khoảng 17-18 tuổi giả làm trẻ mồ côi, chạy giặc xin ở nhờ và tiếp cận lén bỏ độc để giết Tướng Nguyễn Giác Ngộ. Sau khi ông Ngộ chết thì người thanh niên đó cũng biến mất. Cho đến bây giờ không ai biết rõ người thanh niên ngày ấy là ai.

Nguyễn  Văn Đợt là người miền Nam, trụ trì 1 chùa lớn tại Sài Gòn, nhưng tuyệt nhiên ông ấy không bao giờ về các tỉnh miền Tây mà chủ yếu hướng về miền Bắc, giao thiệp với người Bắc.

Phải chăng người thanh niên ngày xưa chính là Nguyễn Văn Đợt – Hòa thượng “giả” Thích Đạt Niệm bây giờ? Vì lo sợ bà con miền Tây nhận ra mình là người giết tướng Nguyễn Giác Ngộ nên ông Đợt không dám xuất hiện ở miền Tây?

#nguyengiacngo #thichdatniem #nguyenvandot

Một số sai phạm của Hoà thượng “giả” Thích Đạt Niệm

Một số sai phạm của Hoà thượng “giả” Thích Đạt Niệm
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tp.HCM, ngày tháng năm 2021
ĐƠN TRÌNH BÁO
(V/v Trình báo những việc làm sai phạm, thiếu đạo đức của Ô. Thích Đạt Niệm –
Viện chủ chùa Pháp Trí, chùa Phước Thạnh và chùa Thới Linh Q.9, Tp.HCM)

Kính gửi: CHƯ TÔN ĐỨC BAN TRỊ SỰ PHẬT GIÁO TP.HCM
HÒA THƯỢNG THÍCH THIỆN TÁNH – PHÓ TRƯỞNG BAN TRỊ SỰ PHẬT GIÁO TP.HCM – PHÓ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ TW GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính bạch Chư Tôn Đức!
Kính bạch Hòa thượng anh minh!
Con đứng đơn dưới đây là HOÀNG LÊ PHƯƠNG THẢO, sinh năm 1988, số CMND 201562576, nguyên quán Thừa Thiên Huế, cư trú tại 25 Cống Quỳnh, P. Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh là thành viên của Lực Lượng Phật Tử Hộ Pháp (Bảo vệ Chánh pháp của Đức Phật trên mạng Xã Hội).
Đầu tiên chúng con kính chúc Hòa thượng và Chư Tôn Đức Tăng Ban Trị Sự Phật Tp.HCM những lời chúc tốt lành nhất.

Kính bạch chư Tôn Đức!
Con viết đơn này thay mặt cho Lực Lượng Phật Tử Hộ Pháp trình báo những hành vi sai phạm, thiếu đạo đức của ông Thích Đạt Niệm – Viện chủ chùa Pháp Trí (Quận Thủ Đức), viện chủ Phước Thạnh và chùa Thới Linh Q.9, Tp.HCM. Kính mong Hòa thượng. Thích Thiện Tánh và Ban Trị Sự Phật Giáo Tp.HCM anh minh cho xác minh xử lý các sai phạm của vị Hòa Thượng “giả” Thích Đạt Niệm, trả lại sự trong sạch cho đạo pháp.

Ô. Thích Đạt Niệm có tên cha mẹ khai sinh là Nguyễn Văn Tèo tự Đợt nhưng ông ấy tự khai sinh cho mình bằng nhiều tên mỹ nhiều khác: Nguyễn Đạt Niệm, Nguyễn Đức Dũng, Nguyễn Kim Thạnh, v.v nhằm mục đích đánh lừa Phật tử.
Sinh năm 1949 tại Bình Sơn, Long Thành, Đồng Nai, theo trong hồ sơ thì Ô. Nguyễn Văn Đợt xuất gia năm 10 tuổi. Chính bản thân ông Niệm cũng tự giới thiệu với Phật tử rằng xuất gia ở độ tuổi 10-11, như vậy mọi người có thể hiểu ông Đạt Niệm phát tâm Bồ Đề từ lúc niên thiếu.
Vậy nhưng theo tìm hiểu của chúng con cho thấy thời gian Miền Nam Việt Nam chiến tranh ác liệt, Ô. Thích Đạt Niệm đang còn trong ngoại hình Sư Tăng chưa hoàn tục (còn mang giới) đã tham gia lực lượng biệt động quân Sài Gòn. Đây là một trong những trùm Biệt động SG có tội ác với nhân dân miền Nam. Là Biệt động SG, ông Thích Đạt Niệm đã nhiều lần đặt mìn ám sát địch nhưng lại sát hại luôn cả thường dân khi mìn nổ, phạm giới Sát của Đức Phật.


Điều này rất nhiều bạn bè thân thiết của Ô. Đạt Niệm xác nhận và từng đăng lên mạng Xã hội để quảng bá công lao với Cách Mạng để PR cho ông Đạt Niệm vì ông Niệm góp phần tích cực để tan vỡ chế độ Việt Nam Cộng Hòa.
Chiến tranh chấm dứt, ông Thích Đạt Niệm nhờ vào công trạng đã lập nên được nhà Chính quyền địa phương ưu ái giao nhiệm vụ Trưởng Ban Trị Sự Phật giáo Việt Nam huyện Thủ Đức liên tiếp mấy nhiệm kỳ. 1 mình làm viện chủ 3 ngôi chùa (Pháp Trí, Thới Linh, Phước Thạnh). Ông Đạt Niệm thường khoe với Phật tử và quan khách là bản thân mang hàm Đại tá Biệt Động Sài Gòn (Điều này cần xác minh làm rõ xem thật hay giả mạo) và thích kết giao với những cựu chiến binh.
Tính tình ngạo mạng, thường khen mình chê người, thưa kiện nhiều vị Tôn đức Giáo phẩm lỡ phật lòng ông Đạt Niệm.

Khi Hòa thượng Thích Thiện Nhơn lên làm Chủ tịch Hội đồng Trị Sự Phật giáo Việt Nam, trong 1 lần thuyết pháp, Ô. Thích Đạt Niệm đã tuyên bố với chư Phật tử là Hòa thượng Thiện Nhơn không có tài đức, không có trình độ, là bê đê… Nghe nói chuyện này hình như đến tai Ban Trị sự Phật Giáo Tp.HCM, ông Thích Đạt Niệm đã bị Hội đồng Trị Sự Phật giáo Việt Nam bãi tất cả các chức danh trong Giáo Hội, cách chức Ủy viên Ban Trị Sự Phật Giáo Tp.HCM, không công nhận chức danh viện chủ chùa Thới Linh, Phước Thạnh.
Chỉ duy nhất chức danh Viện chủ (chủ chùa)ngôi chùa Pháp Trí ở P. Linh Xuân, Q.Thủ Đức mang tính thừa kế (do mẹ nuôi của ông Niệm truyền lại) thì Giáo Hội Phật giáo Việt Nam không quyết định được. Ông ấy chỉ là Chủ chùa chứ không phải Trụ trì (không đại diện cho Giáo Hội Phật giáo Việt Nam). Chức danh Chứng minh Ban Trị Sự Phật giáo Việt Nam Q.Thủ Đức là do chúng đệ tử của ông Niệm phong cho ông Niệm, Hội đồng Trị Sự Phật giáo Việt Nam không công nhận chức danh này.
Những điều Sai phạm đáng lên án là:

  1. Vi phạm giới luật Phật:
  • Thời chiến tranh, Ô. Thích Đạt Niệm đang còn trong ngoại hình Sư Tăng chưa hoàn tục (còn mang giới) đã tham gia lực lượng biệt động Sài Gòn gài miền sát hại người. Đây là một trong những trùm Biệt động SG có tội ác với nhân dân miền Nam.
  • Ông Thích Đạt Niệm là người xuất gia tu từ lúc 11 tuổi nhưng lại có 1 con ruột là Nguyễn Đình Mỹ, pháp danh: Thích Niệm Thuận là tu sĩ của Chùa Pháp Trí, sinh năm 1983 ở thời gian Ô.Niệm đang đứng đỉnh cao của quyền lực trong Giáo Hội Phật giáo Việt Nam.
    Thích Niệm Thuận từ nhỏ sống với mẹ ruột tại miền Trung, khi lớn được Thích Đạt Niệm đưa về chùa Pháp Trí cho xuất gia tu học, hiện tại đang được ông Niệm cho đi du học tại Sri Lanka để sau này về làm trụ trì chùa Pháp Trí sau khi ông Đạt Niệm chết.
    Gã trọc Thích Niệm Thuận lợi dụng là con ruột của Chủ chùa nên thường gây sự đánh các vị sư trong chùa Pháp Trí sứt đầu, mẻ trán. Tuyệt nhiên Thích Đạt Niệm không xử lý hành động này mà còn dùng quyền lực chính trị tác động đến Công an Phường sở tại để làm ngơ, đồng thời đe dọa đuổi những ai phản ứng việc làm của tên Thuận ra khỏi chùa Pháp Trí.
    Cậy thế cha nên mặc dù trong ngoại hình Đại đức nhưng Thích Niệm Thuận lại có bạn gái, công nhiên đưa về chùa Pháp Trí quan hệ tình dục trong phòng riêng.
    Điều nực cười qua theo dõi cho thấy Ô. Thích Đạt Niệm vận động Phật tử bá tánh tiền xây lăng mộ cho ông ấy nhưng lại che mắt bằng Danh từ: Tháp Tam Bảo, để Phật tử, mạnh thường quân nhầm tưởng đây là xây tháp thờ 3 ngôi Tam Bảo mà ủng hộ tiền nhiều.
  1. Giả mạo cấp bậc chức vụ
  • Ô. Đạt Niệm thường tự xưng trên mạng Xã hội và các cuộc hội thảo là Chủ tịch Hội Đồng Khoa Học của Trung tâm UNESCO Nghiên cứu – Ứng dụng Phật học Việt Nam, là nhà khoa học đại trí tuệ thông minh, sáng suốt. Khi có người hỏi thì ông ấy thường trưng ra 1 văn bản Quyết định của UNESCO. Nhưng theo tụi con xác minh từ một số người bên UNESCO cho biết: Hòa thượng Thích Đạt Niệm đã không tham gia các hoạt động từ UNESCO rất lâu, UNESCO cũng chưa từng quyết định gì cho Hòa thượng, chủ tịch Hội đồng Khoa học hiện tại của Trung Tâm UNESCO Nghiên cứu và Ứng dụng Phật học Việt Nam không phải mang tên Thích Đạt Niệm hay Nguyễn Văn Đợt…như vậy có khả năng Ô. Đạt Niệm giả mạo giấy tờ, giả mạo cấp bậc chức vụ để lừa đảo chư Phật tử.
    Chư Tôn đức có thể xác minh qua các số ĐT:
    TW Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam: (024) 3.7616880 – 3.7616879
    Văn phòng đại diện phía nam của UNESCO Việt Nam: (028) 38409689 ĐTDĐ: 093 296 2779 (Trưởng VP- TS. Lê Văn Tuấn)
  1. Gây mất đoàn kết Tôn giáo
  • Ô. Thích Đạt Niệm chống Công giáo quyết liệt, thời chiến tranh Thích Đạt Niệm từng lên kế hoạch ám sát Tổng Giám mục Sài Gòn. Hòa bình vị Hòa thượng này thường xuyên viết bài chống Công giáo gửi lên mạng Xã hội và rao giảng trong khi thuyết pháp gây mất đoàn kết trong cộng đồng tôn giáo.
  1. Kích động khiếu kiện bất hợp pháp
  • Mượn danh gia đình Chính sách, Thích Đạt Niệm thường viết bài đăng lên mạng Xã hội kêu gọi Phật tử, Đệ tử khắp nơi chống quan tham; chống, chỉ trích những lãnh đạo Phật giáo lạm quyền, nhưng thật là mượn sức dư luận đấu tranh gây áp lực nhằm buộc Ban Trị Sự Phật Giáo Tp.HCM đưa ông Niệm quay về lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thành phố Thủ Đức.
    Ô. Thích Đạt Niệm thường làm thơ, kêu gọi Phật tử Việt Nam chống Trung Quốc, chống Tổng BT Đảng CS, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, cầm đầu xúi giục Phật tử tham gia khiếu kiện đất đai các nơi, viết bài đăng lên mạng xã hội bênh vực cho các tên khủng bố bị Nhà nước Việt Nam truy nã.
  1. Không giữ oai nghi người xuất gia
  • Là người xuất gia tu hành nhưng Ô. Thích Đạt Niệm rất thích ca múa, quy tụ các nhà thơ, văn nghệ sĩ (chủ yếu là nữ) thành lập nhiều CLB Đất Việt ca múa thường xuyên tại chùa Pháp Trí. Những nghệ sĩ nữ xinh đẹp sẽ được ưu tiên gần gủi phục vụ Hòa thượng. Đây là việc làm đáng lên án vì công khai vi phạm giới luật của Đức Phật. Giới luật nhà Phật đã có quy định rất rõ: cấm Tăng gần gũi phụ nữ, cấm nghe xem hát múa đờn kèn, thì sao một người xuất gia mang giáo phẩm Hòa Thượng có thể tổ chức thi múa hát, ngâm thơ ngay tại chùa Pháp Trí? Đúng ra là bậc Hòa thượng Ô. Đạt Niệm phải giữ gìn oai nghi tế hạnh để làm gương cho tứ chúng đệ tử Tăng Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di, không làm ảnh hưởng đến đạo Phật.
    Ca hát trước công chúng, là công việc của ca sĩ… việc này là của người ngoài đời, người xuất gia không được làm. Vì hát là còn tham đắm mà người tu thì cần lìa xa việc tham, sân, si. Vậy sao còn làm? Hãy để việc ca hát cho người đời họ làm. Chúng con đề nghị Giáo hội Phật giáo Việt Nam không thể đồng tình với những hành vi này của ông Đạt Niệm.
    Mang giới phẩm Hòa thượng nhưng ông Đạt Niệm thiếu gương mẫu, nói chuyện với Phật tử hay đề cập đến tiền bạc, kêu gọi cúng dường. Hòa thượng mà không thọ Bồ Tát Giới nên đối với người nghèo khổ đến chùa xin không thương xót, tuy bố thí nhưng trong tâm như tiếc từng khúc ruột. Nói chuyện với tứ chúng đệ tử thường hay chống nạnh, quát nạt, mất oai nghi tế hạnh của người tu.
  1. Vi phạm Nội quy Ban Tăng Sự Trung Ương
  • Ông Thích Đạt Niệm nhận rất nhiều đệ tử xuất gia, tại gia, dẫn đến việc không làm tròn có trách nhiệm của Bổn Sư là giáo dục, hóa độ, dìu dắt cho đệ tử tu đúng, vi phạm Nội Quy Ban Tăng Sự Trung Ương của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.
    Vì bản thân Ô. Đạt Niệm không gương mẫu nên một số ít đệ tử xuất gia của ông Niệm không hiểu hết ý nghĩa của việc xuất gia. Tăng sĩ chùa Pháp Trí thường ngồi chung uống trà, nói chuyện với phụ nữ ở chỗ khuất, tiếp khách là phụ nữ ở phòng riêng, vi phạm giới luật Ba-la-di, hoặc Tăng-già-bà-thi-sa; hoặc Ba-dạ-đề.
  1. Phát ngôn xem thường Chư tôn đức Lãnh đạo Giáo Hội
  • Trên Facebook cá nhân của Hòa thượng Thích Đạt Niệm là Nguyễn Đạt Niệm thường xuyên viết bài chỉ trích chư tôn giáo phẩm Phật Giáo Việt Nam là vô ơn, bạc nghĩa khi loại ông ấy ra khỏi Ban Trị sự Phật giáo Tp.HCM, chỉ trích Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, Thích Thiện Tánh là kẻ cướp chùa Phước Thạnh và Lộc Uyển của ông Niệm.
  1. Phương pháp tu hành thuộc Tà giáo
  • Ông Thích Đạt Niệm thường xưng với Phật tử là tu Mật Tông Tây Tạng và Tịnh Độ, nhận đệ tử truyền dạy Mật Tông Tây Tạng với phương pháp tu hành Tà Giáo:
    Trước tượng Phật Chuẩn Đề hoặc Kính Đàn tự thủ dâm hoặc giao hợp với người cùng giới đạt cực khoái tình dục để tinh dịch (nam) hoặc dâm thủy (nữ) cùng xuất ra, rồi đem trộn với Bột nhang, Nước lã bắt đệ tử uống, ăn thứ hỗn hợp đó của ông Đạt Niệm để khai quang, điểm đạo làm đệ tử của Mật Tông Tây Tạng. Đây thật là phương pháp tu hành bậy bạ, hoang đường không thể tả.
  1. Đố kỵ với người có tài
  • Những người ngoài đến chùa Pháp Trí đều bị ông Đạt Niệm sử dụng theo phương pháp “Vắt chanh bỏ vỏ”, khi hết giá trị lợi dụng là bị ông Đạt Niệm đuổi đi.
  • Người có tài bị kềm hãm không cho cơ hội phát triển. Buộc phải phục vụ cho ông Đạt Niệm. Ai phản đối là bị đuổi đi, bất kể sự đóng góp của họ cho chùa Pháp Trí nhiều như thế nào.

Tất cả các việc làm sai phạm của Thích Đạt Niệm được hợp thức hóa và che dấu bằng Tiền bạc của bá tánh.
Kính bạch Chư Tôn Đức!
Qua bài viết này chúng con muốn làm rõ những việc làm mờ ám của vị “Hòa thượng” Thích Đạt Niệm Viện chủ Thới Linh và chùa Phước Thạnh Q.9.
Kính đề nghị Hòa thượng. Thích Thiện Tánh và Chư Tôn Đức Ban Trị Sự Phật Giáo Tp.HCM làm rõ để mọi người nhất là các Phật tử đang u mê được hiểu rõ bộ mặt thật của “Hòa thượng” Thích Đạt Niệm và buộc ông Niệm phải có trách nhiệm những việc bản thân đã làm, nếu có cơ sở xác định ông Niệm phạm giới Ba-la-di, hoặc Tăng-già-bà-thi-sa; hoặc Ba-dạ-đề, chúng con kính đề nghị Chư Tôn Đức tước Tăng tịch của ông Đạt Niệm, không công nhận ông Thích Đạt Niệm là Tăng Sỹ của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam và không cơ cấu bất cứ chức vụ nào trong Ban Trị Sự Phật Giáo Tp. Thủ Đức sắp thành lập.
Kính gửi đến Hòa thượng. Thích Thiện Tánh và Chư tôn đức Ban Trị sự Phật giáo Tp.HCM lời chúc pháp thể khinh an, đạo tâm tăng trưởng.
Tp.HCM, ngày 12 tháng 2 năm 2021
Cư sĩ HOÀNG LÊ PHƯƠNG THẢO
Pháp danh. TỊNH CHIẾU

Hội Phật Bút Tự Do Việt Nam